Phát hiện chim cánh cụt màu vàng kỳ lạ, ‘hiếm có khó tìm’
Chú chim cánh cụt có màu vàng.
TPO - Thiên nhiên luôn ẩn chứa nhiều điều bí ẩn mà con người chưa từng khám phá và biết đến. Một nhiếp ảnh gia đã vô tình bắt gặp một chú chim cánh cụt màu vàng độc lạ trong thế giới tự nhiên.
Những chú chim cánh cụt được biết đến như những quý ông lịch lãm với vẻ ngoài giống 'tuxedo', nhưng bạn có chắc rằng mình từng trông thấy một chú chim cánh cụt màu vàng?
Nhiếp ảnh gia người Bỉ Yves Adams đã vô tình chụp được chú chim này trong một chuyến đi chụp ảnh triển lãm tại khu vực Nam Đại Tây Dương.
Trong khi gỡ bỏ các thiết bị mang theo, anh cảm thấy điều gì đó bất thường trong cả đàn chim cánh cụt với hơn 120.000 con.
“Tôi chưa bao giờ nhìn hoặc nghe thấy về một con chim cánh cụt với màu vàng như vậy. Trên bãi biển, chú chim này vô cùng độc lạ vì nó là duy nhất trong hơn 120 nghìn con chim cánh cụt.” - Adams chia sẻ với Kennedy News.
Sở dĩ chú chim cánh cụt này có màu vàng khác biệt so với đồng loại vì nó bị bệnh leucism, đây là hội chứng bạch thể - biến gen hiếm đối với sắc tố sinh học dẫn đến việc thiếu hụt sắc tố ở động vật.
Các động vật bạch thể bị thiếu hắc tố toàn cơ thể khiến chúng có màu trắng nhợt nhạt hoạc loang lỗ. Theo một nghiên cứu về bệnh leucism ở chim cánh cụt, tùy thuộc vào mẫu vật, khả năng phát triển bệnh leucism là 1 trong 20.000 đến 146.000. Vì vậy, con này là thành viên trong một đàn 120.000 con, rất phù hợp với nghiên cứu. Với chú chim cánh cụt này, thay vì lông đen thì lại thành lông vàng, trông rất độc đáo.
Từ khi những bức ảnh về chú chim cánh cụt này xuất hiện, chúng đã được lan truyền mạnh mẽ, nhận được hơn 100 nghìn lượt ủng hộ.
TPO - Tháng 5/2022, theo ghi nhận của phóng viên Tiền Phong, khu vực được quy hoạch trở thành trường đua ngựa ở xã Tân Minh (Sóc Sơn) vẫn là cánh đồng lúa rộng mênh mông, chưa có tín hiệu về việc xây dựng...
TPO - Gia đình và đồng nghiệp tề tựu trong lễ tang nhà văn, nhà biên kịch Lê Phương-cha đẻ Biệt động Sài Gòn. Lễ tang diễn ra sáng 20/5 tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
TPO - Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội triển khai trong 2 năm (2022 - 2023), trong đó bố trí tối đa 176 nghìn tỷ đồng đầu tư công. Tới nay, các bộ ngành, địa phương đã đề xuất thực hiện tổng cộng 13 dự án, trong đó sử dụng vốn từ Chương trình hơn 103 nghìn tỷ đồng.
TPO - Từ năm 1961 đến năm 1972, trong tổng số 14 sứ mệnh của chương trình Apollo, các nhà khoa học đã mang về mẫu đất của Mặt trăng và chúng được sử dụng để trồng cây xem chúng có phát triển được không.
TPO - Chuyên gia cho rằng khu vực đô thị ở TPHCM nhiều nơi có địa hình trũng thấp, hệ thống cống thoát nước xuống cấp cần phải có sự can thiệp của máy bơm để chống ngập, thành phố nên chuyển "siêu máy bơm" trên đường Nguyễn Hữu Cảnh đi các điểm khác để chống ngập thay vì kết thúc hợp đồng trước hạn.
TPO - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng cho biết, cơ quan này sẽ rà soát hoàn thiện hành lang pháp lý của ngành KH&CN để tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ blockchain thời gian tới.
TPO - Vào tháng 11 năm 1922, các nhà khảo cổ học người Anh đã làm nên lịch sử khi tìm thấy lăng mộ của Vua Tutankhamun (gọi tắt là Tut) ở Thung lũng các vị vua ở Ai Cập. Thành công này có được nhờ sự trợ giúp của nhiều công nhân Ai Cập lành nghề.
TPO - Các nhà khoa học đã phát hiện ra một hồ nước có kích thước bằng một thành phố ẩn sâu bên dưới lớp băng lớn nhất thế giới và nó có thể mở ra những bí mật về lịch sử 34 triệu năm của lớp băng ở Nam Cực.
TPO - Hồ Mead ở Nevada, Mỹ là một trong những hồ chứa lớn nhất ở Mỹ. Từ đầu tháng 5, hạn hán trong khu vực khiến mực nước hồ xuống thấp kỷ lục và để lộ ra những bí mật không ngờ.
TP - Để bảo tồn hàng nghìn biệt thự Pháp, cùng đảm bảo an sinh cho hàng trăm hộ dân đang sinh sống trong đó, các chuyên gia cho rằng: Cần hài hòa giữa bảo tồn với cuộc sống của người dân. Phải có hướng dẫn chi tiết cho từng khu vực bảo tồn…
TPO - GS.TS Nguyễn Thị Thanh Mai, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TPHCM) là một trong hai nữ nhà khoa học được vinh danh Giải thưởng Kovalevskaia năm nay. Bà nổi tiếng với các nghiên cứu hóa dược và phát triển thuốc, trong đó nghiên cứu thành công sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày từ cây gia vị ngải bún.
TPO - Một số con đường hướng đến trung tâm của đại dương vừa được các nhà khoa học phát hiện gần đây ở Thái Bình Dương. Họ gọi đó là “con đường đến Đại Tây Dương”.