Pháp nâng cấp chiến đấu cơ thế hệ thứ tư Rafale

Pháp nâng cấp chiến đấu cơ thế hệ thứ tư Rafale
TPO - Tập đoàn sản xuất máy bay Dassault Aviation được Bộ Quốc phòng Pháp chỉ định thực hiện nâng cấp máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư Rafale lên chuẩn mới.

Theo FlightGlobal, việc nâng cấp bao gồm tích hợp tên lửa không đối không Meteor, tên lửa không đối đất dẫn đường bằng laser AASM Hammer và thiết bị chỉ thị mục tiêu bằng laser mới nhất PDL-NG của Thale.

Tiêm kích Rafale chủ yếu do Dasault, công ty điện tử Thales và nhà sản xuất động cơ Snecma chế tạo.

Rafale được biên chế cho Không quân Pháp từ năm 2006. Nhiệm vụ quốc tế đầu tiên của nó là hỗ trợ không kích Afghanistan năm 2007 và tham gia vào chiến dịch thiết lập vùng cấm bay trên lãnh thổ Libya năm vừa qua.

Tuy nhiên, từ thời điểm đưa vào biên chế trong lực lượng Không quân đến nay, Pháp chưa xuất khẩu được chiếc Rafale nào.

Nguyên nhân chính là do là giá của Rafale rất đắt. Chỉ là chiến đấu cơ thế hệ thứ tư, nhưng giá của nó đã lên tới gần 90 triệu USD, cao hơn Su-35 là thế hệ 4++ của Nga tới gần 30 triệu USD/chiếc.

Quan chức quốc phòng Pháp hy vọng, việc nâng cấp sức mạnh của máy bay chiến đấu Rafale sẽ giúp dòng máy bay chiến đấu này ngang tầm với các đối thủ như Typhoon của Eurofighter hay Gripen của Saab, qua đó thu hút sự quan tâm của khách hàng.  

Tên lửa không đối không Meteor có thể đạt tốc độ trên Mach 4 (khoảng 4.900km/h), được trang bị đầu đạn nổ-phân mảnh, tầm bắn từ 60-100km, dẫn hướng kết hợp quán tính và radar chủ động.

Tên lửa không đối đất Hammer gồm 3 phiên bản kết hợp dẫn đường: GPS/INS + laser, GPS/INS và GPS/INS + hồng ngoại.

Các phiên bản đều có 2 kích cỡ khác nhau, 125kg và 250kg, với tầm bắn 50km, phù hợp để tấn công các trận địa phòng không và cả các phương tiện chiến đấu cơ động của đối phương.

Theo FlightGlobal
MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.