> Tổng Bí thư nhấn mạnh, gợi mở sáu vấn đề
> Nông dân đứng trước sức ép từ nhiều phía
Ông Cường cho biết: Với nhiều chính sách, cơ chế hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, tam nông đã có những thay đổi, phát triển, tuy nhiên trên thực tế vẫn chưa đáp ứng được nguyện vọng của nông dân. Chúng tôi cho rằng, để giải quyết được vấn đề này cần có chính sách mạnh mẽ hơn nữa để đưa sản xuất nông nghiệp manh mún sang một nền nông nghiệp hàng hóa. Như vậy, người nông dân mới có thể nâng cao được thu nhập, cải thiện đời sống.
Nhiệm kỳ này, Hội có chính sách cụ thể gì để cho nông thôn Việt Nam khởi sắc hơn?
Chúng tôi sẽ tập trung đào tạo và bồi dưỡng nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các hội viên. Tạo điều kiện để người nông dân thể hiện vai trò chủ thể trong việc thực hiện sứ mệnh nặng nề và vẻ vang là “Làm chủ nông thôn”.
Thời gian vừa qua, công tác đào tạo nghề của Hội Nông dân vẫn còn xa rời thực tế. Rất nhiều nông dân được đào tạo nghề sau khi về nông thôn không có việc làm phù hợp. Vậy trong nhiệm kỳ mới, Hội sẽ có những hoạt động thực tiễn nào?
Theo kế hoạch, mỗi năm chúng ta đào tạo 1 triệu lao động nông thôn, khoảng 70 % trong số này chuyển sang phi nông nghiệp, còn 30% tiếp tục làm nông nghiệp. Trong phạm vi chức năng, Hội sẽ tập trung đào tạo những nông dân chuyên nghiệp (những người không có điều kiện thoát ly đồng ruộng). Việc đào tạo nghề phải được đồng bộ với cơ cấu việc làm. Tuy nhiên, hiện nay việc đồng bộ đó chưa được tốt.
Sáng 3/7, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI Hội Nông dân Việt Nam đã họp phiên bế mạc. Đại hội đã nghe báo cáo tổng hợp kết quả thảo luận tại Tổ; biểu quyết thông qua các chỉ tiêu thi đua chủ yếu nhiệm kỳ 2013-2018; biểu quyết thông qua toàn văn Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam sửa đổi, bổ sung… Ông Nguyễn Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam khóa V được tín nhiệm tái cử chức Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam khóa VI. Các ông Nguyễn Duy Lượng, Lại Xuân Môn, Lều Vũ Điều, Nguyễn Hồng Lý được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Hội. |
N.C.KHANH
ghi