Dự án mở rộng đường Âu Cơ từ khách sạn Thắng Lợi đến nút giao cầu Nhật Tân, công trình phê duyệt bổ sung giai đoạn 2 của Dự án xây cầu vượt tại nút giao An Dương - đường Thanh Niên chính thức được khởi công. Nằm trong dự án này, 600m con đường gốm sứ nguyên vẹn bị phá bỏ trong sự tiếc nuối của công chúng, đặc biệt là “mẹ đẻ” của tác phẩm này.
“Thật sự tôi thấy rất tiếc, rất phí khi phải đập bức tường gốm sứ này đi. Tôi sống ở đây cũng 50 năm rồi, từ khi có những bức tranh gốm này là con đường đẹp hẳn. Chỉ mong sau khi dự án hoàn thành có thể trả lại đoạn gốm sứ bị đập đi thì rất tốt”, một người dân sống tại đường Âu Cơ chia sẻ.
Họa sỹ Nguyễn Thu Thủy, Giám đốc công ty Nghệ thuật Tân Hà Nội là đơn vị trực tiếp tham gia thiết kế con đường gốm xứ từ năm 2007 đến nay cho biết, thời gian qua TP Hà Nội tiến hành cải tạo đường đê Âu Cơ, để thực hiện việc này thì gần 600m tranh gốm bị phá đi, trong đó có những đoạn tranh gốm như phố cổ Bùi Xuân Phái, đoạn tranh Tổ chức Lao động Thế giới ILO của Tập đoán CIO,… những đoạn tranh rất ý nghĩa.
“Tôi rất mong muốn sau khi phá đoạn tranh gốm để mở rộng đường thì xin TP Hà Nội cấp kinh phí xây dựng lại đoạn tranh gốm đã bị phá, vì đoạn tranh này là tất cả tình yêu của các tổ chức thế giới dành cho Hà Nội kể cả công sức của các nghệ sĩ đã đóng góp cho đoạn tranh gốm sứ này. Thực sự chúng tôi rất tiếc, vì đây là công sức của tập thể, các nghệ sĩ, các nhà tài trợ đã cùng nhau lên được phác thảo ý nghĩa, mất thời gian để tạo nên từng viên gốm trên bức tranh”.
Bà Thủy chia sẻ, để trở thành bức tranh gốm sứ lớn nhất thế giới, năm giữ kỉ lục GUINIES. Ngày 10/10/2010, Thủ đô kỉ niệm 1000 năm khi Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, khi đó con đường gốm sứ có kỉ niệm với Hà Nội 1000 năm tuổi. Chúng tôi thức đêm, thậm chí không kể nắng gắt hay mưa rào, không quản khó khăn để dành hết tâm sức cho tác phẩm nghệ thuật để kịp cho Thủ đô kỉ niệm 1000 năm, cũng là ngày tổ chức kỉ lục GUINIES cho Thủ đô Hà Nội.
“Khi đó chúng tôi làm việc rất vất vả, điều kiện thời tiết khắc nghiệt, cùng với mật độ giao thông gần như 24/24 là có xe cộ qua lại. Chúng tôi đã phải khắc phục những khó khăn đó, cũng may chúng tôi được các hộ đằng sau khu đường đê nhiệt tình ủng hộ, cấp điện cấp nước. Thậm chí nhiều hàng quán còn mời chúng tôi ăn miễn phí do chúng tôi quá vất vả Việc phá dỡ đoạn tranh gần 600m đang ảnh hưởng đến kỉ lục , tôi sẽ phải báo cáo con số này đến kỉ lục với lời hứa là sẽ xin làm đền bù lại, thậm chí chúng tôi sẽ tạo nên kỉ lục mới với 1000m, chắc chắn Hà Nội sẽ phá vỡ kỉ lục cũ”, bà Thủy cho biết.
600m con đường gốm sứ đang bị dở bỏ do nằm trên dự án, công trình mở rộng đường Âu Cơ từ khách sạn Thắng Lợi đến nút giao Cầu Nhật Tân.
Dự án nhằm giải quyết được tình trạng ùn tắc giao thông cục bộ tại khu vực này, thực hiện được việc gia cố vững chắc đê điều đảm bảo an toàn phòng, chống lũ và tạo được cảnh quan đô thị.
Để thi công phần đường mở rộng này, thành phố buộc phải cho phép tháo dỡ 600m tranh gốm.
Nhiều đoạn tranh gốm: Phố cổ Bùi Xuân Phái, Tổ chức Lao động Thế giới ILO… mang ý nghĩa lớn bị phá dỡ
Một đoạn tranh gốm sứ trên đường Âu Cơ đã bị đục vỡ mảng lớn.
Tất cả đều mong muốn khi thi công xong, con đường gốm sứ sẽ được làm lại..
Con đường gốm sứ với 4km, 10.000m2 bề mặt con gốm.
Con đường này được khởi công vào tháng 10/2017 và khánh thành vào 10/2010.
Đây là công trình nghệ thuật kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.