Ông Putin muốn mở rộng căn cứ hải quân ở Syria sau lệnh rút quân

Các thủy thủ tàu tuần dương hỏa lực hạt nhân Pyotr Veliky sơn máy phóng tên lửa tại Tartus. Ảnh: Sputnik
Các thủy thủ tàu tuần dương hỏa lực hạt nhân Pyotr Veliky sơn máy phóng tên lửa tại Tartus. Ảnh: Sputnik
TPO - Hai ngày sau khi yêu cầu rút quân khỏi Syria, Tổng thống Nga Vladimir Putin trình lên Hạ viện dự luật chuyển đổi cơ sở tiếp nhiên liệu hải quân Tartus ở Syria, thành một căn cứ hải quân hoàn chỉnh.

RT đưa tin, dự luật ghi rõ, quá trình phát triển này sẽ kéo dài 49 năm, cho phép Hải quân Nga tiếp cận lãnh hải và các cảng quân sự khác nhau của Cộng hòa Ả Rập Syria.

Căn cứ Hải quân Tartus được cải tạo sẽ có thể chưa tối đa 11 tàu cùng lúc, bao gồm các tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Tài liệu này cũng thừa nhận, hợp tác quân sự và kỹ thuật giữa Nga và Syria có tính phòng thủ nghiêm ngặt và không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào khác.

Cựu quan chức Hải quân Nga, Đô đốc Viktor Kravchenko, nói trên Interfax, mở rộng căn cứ này sẽ góp phần giúp “khả năng hoạt động” của hải quân tại biển Địa Trung Hải và Trung Đông thành một tổng thể.

Ông cũng cho biết, căn cứ hải quân nâng cấp sẽ lớn hơn nhiều so với cơ sở hiện tại, vốn chỉ được sử dụng để tiếp nhiên liệu và hỗ trợ kỹ thuật cho tàu chiến.

“Căn cứ nên được trải dài trên vùng đất rộng lớn, với tất cả các phương tiện an ninh và phòng thủ cần thiết. Căn cứ có thể chấp nhận tất cả các loại tàu, thậm chí tàu tuần dương hỏa tiễn, cho phép họ bổ sung đầy đủ nguồn cung cấp và nghỉ ngơi cho thủy thủ đoàn”, vị đô đốc mô tả.

Trước đó, Interfax đã trích dẫn nguồn tin riêng thông báo, Nga đã lên kế hoạch xây dựng 2 cầu tàu mới ở Tartus, có thể chứa các tàu lớn, cũng như một khu hợp phức các tòa nhà văn phòng và khu dân cư.

Trong khi đó, Hạ nghị sĩ Dmitry Belik tiết lộ trên RIA Novosti, nhóm hải quân Nga hiện đang đóng quân ngoài khơi Syria sẽ duy trì sức mạnh hiện tại của hơn 10 tàu chiến và tàu hỗ trợ.

“Các tàu Nga là mặt trận trên biển, được tạo ra để chống khủng bố quốc tế. Chúng ta không thể loại trừ tàn dư của Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng sẽ cố gắng đổ bộ vào bằng đường biển. Trong tình hình như vậy, hải quân Nga vẫn là yếu tố ngăn chặn mạnh mẽ. Đây là lý do tại sao các tàu Nga sẽ vẫn ở Địa Trung Hải, như một phần của nhóm tác chiến thường trực”, ông Belik nhấn mạnh sự cần thiết của việc mở rộng căn cứ.

Dự luật được trình hai ngày sau khi Tổng thống Putin đến thăm Căn cứ Không quân Khmeimim ở Syria, và ra lệnh thu hồi “phần quan trọng” của lực lượng Nga đang hiện diện ở quốc gia Trung Đông này.

Mệnh lệnh này được thi hành vào hôm 12/12. Bộ Quốc phòng Nga lưu ý, dù đa số quân đội rút về nước, Căn cứ Không quân Khmeimim và Căn cứ Hải quân Tartus sẽ vẫn tiếp tục hoạt động.

Theo Theo RT
MỚI - NÓNG
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
TPO - Sau khi xuất hiện bằng chứng mới, Hội đồng xét xử quyết định tạm dừng phiên tòa  tranh chấp Hợp đồng quảng bá thương hiệu giữa Ban tổ chức cuộc thi Miss Grand Vietnam 2023 (BTC) và Công ty Cổ phần Bệnh viện Phẫu thuật thẩm mỹ Nam An (Bệnh viện Nam An), trong đó Hoa hậu Lê Hoàng Phương tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.