Ở Afghanistan, chỉ đi ‘mót’ đồ lính Mỹ bỏ lại cũng đủ giàu

0:00 / 0:00
0:00
Một binh sĩ quân đội Afghanistan đi ngang qua các phương tiện chống mìn MRAP, bị bỏ lại sau khi quân đội Mỹ rời căn cứ không quân Bagram, ở tỉnh Parwan, phía bắc Kabul, Afghanistan, ngày 5 tháng 7 năm 2021. Quân Mỹ rời Sân bay Bagram của Afghanistan sau gần gần 20 năm đồn trú.
Một binh sĩ quân đội Afghanistan đi ngang qua các phương tiện chống mìn MRAP, bị bỏ lại sau khi quân đội Mỹ rời căn cứ không quân Bagram, ở tỉnh Parwan, phía bắc Kabul, Afghanistan, ngày 5 tháng 7 năm 2021. Quân Mỹ rời Sân bay Bagram của Afghanistan sau gần gần 20 năm đồn trú.
TPO - Khi các lực lượng Mỹ rút khỏi sân bay Bagram, một căn cứ không quân chiến lược ở Afghanistan, vào giữa đêm tuần trước, họ đã bỏ lại rất nhiều thứ, từ nước tăng lực đến xe dân dụng và xe bọc thép, một tướng Afghanistan nói.

Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ thông báo hôm thứ Ba rằng quân đội Mỹ rút khỏi Afghanistan đã hoàn tất 90% tiến độ. Bagram là cơ sở thứ bảy mà quân đội Mỹ đã chuyển giao cho lực lượng an ninh Afghanistan.

Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ cho biết 984 máy bay vận tải C-17 chở đầy đủ hàng hóa đã cất cánh về Mỹ từ Afghanistan, hơn 17.000 thiết bị đã bị phá hủy và một số vật tư khác đã được chuyển một cách có chủ đích cho người Afghanistan.

Nhưng với tính chất gấp rút của việc rút quân, dự kiến ​​sẽ hoàn thành phần lớn vào cuối tháng 8, có vẻ như một số thứ đơn giản là bị bỏ lại không thương tiếc.

Chỉ huy mới của căn cứ Bagram, tướng Mir Asadullah Kohistani của Afghanistan nói với BBC rằng quân đội Mỹ rời Sân bay Bagram vào khoảng 3 giờ sáng thứ Sáu tuần trước. Các lực lượng Mỹ và đối tác đã liên tục chiếm đóng căn cứ này kể từ khi nó bị chiếm trong cuộc xâm lược Afghanistan năm 2001 sau vụ tấn công khủng bố 11/9.

Các lực lượng Mỹ được cho là đã rời đi mà không nói với tướng Kohistani. Ông tuyên bố rằng ông thậm chí không biết quân Mỹ đã biến mất cho đến vài giờ sau khi họ rời đi, có thể do lo ngại về an ninh.

Tướng Kohistani nói với AP rằng các lực lượng Mỹ đã bỏ lại khoảng 3,5 triệu vật dụng to nhỏ các loại. Danh sách đó bao gồm đủ thứ, cả những thứ linh tinh như điện thoại và vật liệu xây dựng (cửa ra vào, tay nắm cửa, cửa sổ).

Ở Afghanistan, chỉ đi ‘mót’ đồ lính Mỹ bỏ lại cũng đủ giàu ảnh 1

Một người lính Afghanistan đang chơi một cây đàn guitar bị bỏ lại sau khi quân đội Mỹ rời Bagram. Rahmat Gul /AP

AP đưa tin trong số những thứ mà quân đội Mỹ để lại có hàng chục nghìn chai nước suối và nước tăng lực, các khẩu phần ăn sẵn, hay còn gọi là MRE. Ngoài ra còn có một số vật dụng cá nhân, chẳng hạn như một cây đàn guitar.

Các binh sĩ đã để lại hàng nghìn xe dân sự, bao gồm nhiều phương tiện không còn chìa khóa và hàng trăm phương tiện quân sự bọc thép, chẳng hạn như xe bọc thép chống mìn (MRAP).

Các lực lượng Mỹ cũng để lại một số đạn dược và vũ khí, mặc dù hầu hết vũ khí hạng nặng đã được mang đi hoặc bị phá hủy, AP đưa tin. Lầu Năm Góc thừa nhận rằng một số phương tiện đã bị bỏ lại nhưng phủ nhận rằng trong đó có vũ khí.

Khi lực lượng Mỹ rời Bagram, họ đã ngắt nguồn điện của căn cứ. Trong bóng tối của màn đêm, bọn cướp xông vào, lấy bất cứ thứ gì, từ máy tính xách tay đã qua sử dụng đến hộp đựng xăng. Một số người Afghanistan đã được nhìn thấy bán thiết bị quân sự đã qua sử dụng của Mỹ.

Hôm thứ Hai AP đưa tin, các binh sĩ Afghanistan tại Sân bay Bagram được nhìn thấy đang dọn rác do bọn cướp bỏ lại.

Khi Mỹ rút lực lượng - đôi khi theo cách có vẻ trái ngược với sự ra đi "có trật tự và an toàn" mà Lầu Năm Góc rêu rao - quân nổi dậy Taliban đã giành được nhiều vị trí, đặc biệt là ở các khu vực phía bắc Afghanistan.

"Bạn nhìn vào tình hình an ninh sẽ thấy, nó không tốt. Người Afghanistan nhận ra điều đó không tốt. Taliban đang di chuyển quân", tướng Scott Miller, sỹ quan hàng đầu của Mỹ tại Afghanistan, nói trên kênh ABC hôm Chủ nhật.

Ông nói: “Chúng ta nên lo lắng” và rằng ông lo sợ rằng mọi người sẽ mất hy vọng và chấp nhận rằng sự sụp đổ của chính phủ Afghanistan.

Một số đánh giá tình báo cho rằng chính phủ Afghanistan có thể sẽ thất bại trong vòng 6 đến 12 tháng kể từ khi lực lượng Mỹ rút lui, nhưng cả Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani đều bác bỏ những đánh giá này.

MỚI - NÓNG