Trao đổi với PV Tiền Phong chiều 25/12, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, sau khi các biện pháp can thiệp của lực lượng chức nhằm khôi phục lại hoạt động của trạm năng chưa hiệu quả, Tổng cục vừa có yêu cầu Cổ phần BOT Vietracimex8 (nhà đầu tư dự án đường tránh thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) tổ chức đối thoại với tài xế, chủ các doanh nghiệp vận tải.
Theo ông Huyện, chủ trương để tổ chức đối thoại, nhà đầu tư có nhiệm vụ nắm bắt, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của lái xe, doanh nghiệp vận tải, từ đó đưa ra các phương án tháo gỡ, trình Tổng cục, nhằm sớm chất dứt tình trạng bị tê liệt hoạt động trong thời gian dài.
Đề cập đến tương lai của trạm Bắc Thăng Long - Nội Bài trong thời gian tới, ông Huyện cho rằng, việc thu phí vẫn phải duy trì cho đến khi có chỉ đạo mới từ Bộ GTVT.
Anh Nguyễn Huy Việt, đại diện nhóm tài xế trực “xả trạm” BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài những ngày qua cho rằng, về tâm lý không ai muốn bỏ nhà, bỏ việc ra đường ngồi, về việc đi lại lái xe thống nhất nguyên tắc: không đi đường BOT thì không thể mất tiền oan.
“Vì muốn đòi lại sự công bằng, công lý trong xã hội nên chúng tôi buộc phải tập trung và chấp nhận dầm mưa dãi nắng “cắm chốt” tại đây”, anh Việt nói. Theo anh Việt, vọng lớn nhất của anh em lái xe là trạm Bắc Thăng Long - Nội Bài phải được trả về đúng dự án, nếu nhà đầu tư và cơ quan chức năng không thực hiện được việc này thì họ còn duy trì các tổ phản đối trạm lâu dài.
Đánh giá về trạm BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội - Bùi Danh Liên cũng cho rằng, việc lập trạm thu phí BOT trên trục Bắc Thăng Long - Nội Bài là việc quá vô lý.
Thứ nhất, đường được xây dựng, bảo trì bằng ngân sách nhà nước nhưng lại để nhà đầu tư dựng trạm BOT; thứ hai, nhà đầu tư BOT làm đường tại Vĩnh Phúc nhưng lại bắt người tham gia giao thông ở Hà Nội đóng phí. Đai diện Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cũng cho biết, hình thức thu của trạm thu phí Bắc Thăng Long - Nội Bài bất hợp lý không khác gì trạm BOT Tân Đệ (Thái Bình) Tào Xuyên (Thanh Hóa) và trạm BOT cầu Bến Thủy (Nghệ An), việc phản ứng của người dân tại đẩy chỉ kết thúc khi các trạm này đã di dời hoặc dỡ bỏ.