Nông dân 'đội nắng' thu hoạch cây dược liệu ở Hà Tĩnh
TPO - Từ khu đất chỉ trồng lúa, trồng màu, người dân huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã chuyển đổi sang trồng cây dược liệu kim tiền thảo cho hiệu quả kinh tế cao.
Năm 2015, nhận thấy việc trồng hoa màu kém hiệu quả, người dân xã Cẩm Vịnh (huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) đã chuyển đổi sang trồng cây kim tiền thảo để bán cho công ty dược.
Sau nhiều năm trồng, đến nay toàn xã có trên 30 hộ trồng phát triển kinh tế chủ lực bằng giống cây dược liệu này. Tận dụng những ngày nắng, người dân đi thu hoạch cây dược liệu rồi phơi khô thành phẩm.
Người trồng cây dược liệu này cho hay, thông thường trồng 2-3 năm sẽ gieo giống trồng lại gốc. Chu kỳ gần 2 tháng sẽ cắt rồi mang về nhà phơi khô.
Nếu chăm sóc tốt, mỗi năm thu hoạch được 3 lần. Chủ yếu thu hoạch vào những dịp nắng.
Về hiệu quả, người dân cho hay sau khi trừ chi phí, loại cây này cho lợi nhuận cao gấp 2-3 lần so với trồng màu nên mô hình ngày càng được nhân rộng trên toàn xã.
5 năm nay, người dân vùng này trồng và bán cho công ty dược. Khi tạo ra thành phẩm phải được cắt nhỏ từng đoạn chừng 4-5cm.
Những đợt nắng to, cây kim tiền thảo sau khi thu hoạch được người dân phơi khô từ 2-3 ngày.
Bà Nguyễn Thị Văn - Giám đốc Hợp tác xã sản xuất an toàn và dịch vụ thương phẩm xã Cẩm Vịnh cho hay: "Cây kim tiền thảo hợp với đất vùng này, người dân trồng theo quy trình được hướng dẫn, không dùng thuốc diệt cỏ, trừ sâu nên chất lượng cao".
Kim tiền thảo sau khi thành phẩm được bán với giá 16.000 đồng/kg. Ước tính mỗi sào đạt 7-8 triệu đồng/năm, thu nhập cao hơn 3-4 lần làm lúa.
Ông Nguyễn Văn Chiến - Chủ tịch UBND xã Cẩm Vịnh cho biết: "Diện tích trồng cây dược liệu trên địa bàn xã khoảng 4 ha. Kim tiền thảo sau khi bà con thu hoạch được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm nên bà con yên tâm sản xuất, không lo đầu ra".
TPO - Với chiến thắng 1-0 trước U23 Thái Lan ở trận chung kết, U23 Việt Nam trở thành nhà vô địch SEA Games đầu tiên trong lịch sử không thủng lưới bàn nào. Kỷ lục này hứa hẹn sẽ còn tồn tại rất lâu trong các kỳ đại hội tiếp theo.
TPO - Ngay sau khi U23 Việt Nam đánh bại Thái Lan ở trận chung kết, bảo vệ thành công ngôi vô địch SEA Games 31, hàng ngàn người dân Hà Nội xuống đường, hào hứng ăn mừng chiến thắng của đội nhà.
TPO - Sau thất bại trước U23 Việt Nam, HLV Mano Polking đã bước vào phòng họp báo với tâm trạng không vui. Mặc dù vậy, ông buộc phải thừa nhận Việt Nam là đội tốt hơn.
TPO - Bị nhóm lừa đảo gọi điện thúc ép, đe dọa, đôi vợ chồng ở vùng sâu Đắk Lắk đến ngân hàng nộp 160 triệu đồng vào tài khoản mà đối tượng cung cấp. May mắn thay, số tiền trên vẫn bị treo ở ngân hàng vì… chữ viết của người nộp quá xấu.
TPO - Nhiều phao cứu sinh được tình nguyện viên gắn trên cầu bắc qua sông Hồng tại Hà Nội bị doanh nghiệp vận hành cầu tạm tháo dỡ để báo cáo, xin ý kiến cơ quan chức năng.
TPO - Sau khi dẫn đầu đoàn cán bộ trực tiếp kiểm tra hiện trường vụ phá rừng phòng hộ tại tiểu khu 144B, Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng yêu cầu ngành công an khởi tố vụ án; đồng thời lập chuyên án điều tra, truy tìm thủ phạm để xử lý nghiêm.
TPO - Theo ghi nhận của phóng viên, sau khi nhóm thiện nguyện của anh Nguyễn Ngọc Khánh, Chủ nhiệm Câu lạc bộ bơi Khám Phá lắp đặt phao cứu sinh trên các cây cầu bắc qua sông Hồng trên địa bàn TP. Hà Nội, đã có nhiều phao bị mất trộm.
TPO - Hàng trăm người dân tại xã Hương Giang, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đang “kêu trời” suốt nhiều năm do sống gần trại lợn, hứng chịu cảnh hôi thối, lo ngại khe nước đầu nguồn đang bị “đầu độc”.
TPO - Tuyến đường ven biển nối Khu kinh tế (KKT) Dung Quất (Quảng Ngãi) đến KKT mở Chu Lai (Quảng Nam) đang bị xe quá khổ, quá tải “cày nát”. Ổ gà, ổ voi chằng chịt, người dân sống hai bên đường phải gồng mình chịu cảnh nắng bụi, mưa bùn.
TPO - Từ đầu tháng 5/2022 đến nay, anh Nguyễn Ngọc Khánh, Chủ nhiệm Câu lạc bộ bơi Khám Phá cùng 10 tình nguyện viên thực hiện chương trình lắp đặt 400 phao cứu sinh trên những cầu bắc qua sông Hồng của 10 tỉnh từ Lào Cai đến Thái Bình. Mục đích của việc làm này nhằm thắp lên hy vọng sống cho những người bị đuối nước.
TPO - Liên quan đến vụ một hộ dân san lấp sông Lũy và Lũy Thầy (thuộc hệ thống lũy Đào Duy Từ, xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) để làm chuồng trại, trước đó các cơ quan chức năng cấp tỉnh đã có kết luận sai phạm nhưng chính quyền địa phương không xử lý.