NIM ngân hàng chịu áp lực từ hạ lãi suất

NIM ngân hàng chịu áp lực từ hạ lãi suất
TP - Cơ hội kiếm lời sau khi trừ chi phí huy động cho vay ra của ngân hàng năm nay nhiều khả năng sẽ  thấp đi - phân tích đến từ nhóm nghiên cứu công ty chứng khoán MB (MBS).

Công ty chứng khoán MB (MBS) vừa công bố báo cáo nghiên cứu ngành Ngân hàng 2016. Để thực hiện báo cáo cập nhật này, nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát, trao đổi với đại diện các ngân hàng niêm yết của Việt Nam trước mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên 2016 (AGM), tham dự AGM của các ngân hàng và khảo sát kết quả kinh doanh quý 1/2016.

Theo nhóm nghiên cứu, việc các ngân hàng đều đặt bán lẻ là động lực tăng trưởng tuy đúng hướng nhưng có thể dẫn đến: Rủi ro cạnh tranh, NIM mảng bán lẻ tốt hơn nhưng rủi ro có thể sẽ tăng theo.

Ngoại trừ VCB có thể cải thiện NIM (tỷ lệ thu nhập lãi cận biên Net Interest Margin - NIM), dự báo các ngân hàng sẽ chịu áp lực tăng lãi suất huy động đầu vào và cạnh tranh lãi suất đầu ra, trong bối cảnh quan điểm chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (SBV) định hướng các ngân hàng hạ lãi suất cho vay để hỗ trợ các doanh nghiệp, do vậy rất khó để cải thiện NIM.

Cơ cấu thu nhập chưa đa dạng hóa. Ngoài VCB và STB có cơ cấu thu nhập tương đối đa dạng (thu nhập lãi thuần 2015 chiếm khoảng 72% và 78% tổng thu nhập, mức tương đối thấp trong số các ngân hàng niêm yết), đa số các ngân hàng vẫn chủ yếu phụ thuộc vào thu nhập lãi từ tín dụng khiến các ngân hàng đều có kế hoạch đa dạng hóa nguồn thu nhập ngoài lãi trong mấy năm tới.

Trong khi nhiều ngân hàng khẳng định chất lượng tài sản được kiểm soát tốt, do đó chi phí trích lập dự phòng sẽ ở mức vừa phải trong thời gian tới. Phân tích của chúng tôi cho thấy thực tế sự phân hóa trong chất lượng tài sản giữa các ngân hàng vẫn rất lớn, do đó sức ép về chi phí trích lập dự phòng là khác nhau.  

Theo nhóm nghiên cứu, ngoại trừ EIB và STB (do vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết nên có thể sẽ chịu hạn mức tăng trưởng tín dụng thấp hơn), đa số các ngân hàng lớn đều đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao, ít nhất là ngang bằng với mục tiêu tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống (18%); trong đó có MB đặt mục tiêu tăng trưởng khoảng 20%, BIDV đặt kế hoạch tăng trưởng 18%.

Theo MBS, động lực chính được các ngân hàng xác định tiếp tục là tăng trưởng tín dụng bán lẻ. Trong quý 1/2016, nhiều ngân hàng đã đạt mức tăng trưởng cho vay tương đối khả quan (chẳng hạn như ACB và VCB tăng trưởng tín dụng đạt lần lượt là 7,6% và 6,3%, cao hơn so với tăng trưởng toàn hệ thống 1,54%).

MỚI - NÓNG
Vang mãi khúc quân hành
Vang mãi khúc quân hành
TPO - Ngày 14/12, Học viện Kỹ thuật Quân sự tổ chức Ngày hội văn hóa và chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc quân hành” thiết thực hướng tới chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.