Những người dẫn đường của tôi

0:00 / 0:00
0:00
TP - Trong nghề viết báo của mình, tôi nghiệm ra rất nhiều người không bao giờ xuất hiện trong tác phẩm của tôi, nhưng chính họ lại là người “đưa đường, chỉ lối” giúp tôi đi tìm các nhân vật, đi đến các vùng đất nơi xa xôi cách trở. Nói cho cùng, họ là một phần không thể thiếu trong công việc của tôi.

Tôi nhớ lần đầu đi công tác ở huyện Than Uyên, một huyện vùng cao Lai Châu, nơi núi non hùng vĩ nhưng chưa chiều thì nắng đã tắt. Người cán bộ huyện Đoàn chở tôi bằng chiếc xe máy cà tàng đi qua những ruộng nương, các khe suối, bờ đập ngổn ngang, để về với các chi đoàn cơ sở. Những năm 1990 ấy, chưa có xe ôm, grap như bây giờ và việc ai đó có chiếc xe máy cũng là sự kiện của cả vùng quê.

Những người dẫn đường của tôi ảnh 1

Giấy giới thiệu của phóng viên Tiền Phong năm 1998

Chính nhờ người bạn trẻ ở huyện Đoàn nhiệt tình mà tôi đã về thăm được một bản người Thái yên bình, nơi các bạn trẻ đốt lửa suốt đêm đợi chúng tôi với những câu hát dân ca và những nỗi niềm tâm sự về tuổi trẻ.

Những người đoàn viên của bản nói: “Chúng em thường ngày đọc báo Tiền Phong, nhưng lần đầu tiên được nhìn thấy, được gặp một phóng viên Tiền Phong bằng xương bằng thịt. Chỉ là vì bản chúng em xa xôi quá, trong giấc mơ chúng em cũng chỉ thấy những núi đèo”.

Rồi xong công việc, chúng tôi chia tay chi đoàn. Họ hát những câu dân ca lời tự ứng tác để chia tay, bên bếp lửa lúc rạng sáng. Lời bài ca như sau: “Nhà báo Tiền Phong đến bản chúng em, mọi người đều mừng vui chào đón, ai cũng mến cũng thương, ai cũng mong có ngày gặp lại. Chúc nhà báo lên đường nhiều may mắn và con ngựa sắt sẽ chở nhà báo qua núi đèo bình an. Xin đừng quên bản em, xin nhớ về bản em, chúng em ở Than Uyên!”.

Nơi núi rừng xa xăm, đồn tiền tiêu mỗi năm mấy lần tuyết rơi dày đặc, bộ đội hái cho tôi những trái lê trái táo còn chín trên cành trước sân đơn vị, để mang về làm quà dưới xuôi, và dặn: “Anh phải viết thật hay về đơn vị chúng em nhé!”.

Một lần, tôi đi công tác vùng cao ở Nghệ An, được tỉnh Đoàn tỉnh Nghệ An bố trí một xe U - Oát đưa lên cơ sở. Chúng tôi đang ngồi trên chiếc xe bon bon xuôi xuống Cổng Trời để vào bản người Mông thì ai đó reo lên: “Trước xe mình có cái lốp ô tô chạy dẫn đường kìa!”.

Ai nấy đều ồ lên, riêng anh tài xế mặt xanh như chàm. Vội dừng xe lại kiểm tra thì xe chúng tôi chỉ còn … 3 bánh. Hóa ra chiếc lốp kia đã rơi từ xe của chúng tôi. Cả đoàn công tác lặng người đứng bên vực thẳm, giữa cái sống và cái chết chỉ còn là gang tấc.

Chị Trần Thị Hương, người cán bộ Tỉnh Đoàn xinh đẹp năm ấy là người đưa chúng tôi đi thực tế, sau này được gọi là “nữ tướng”, làm Phó chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Nhớ lại chuyện xưa, chị Hương bùi ngùi: “Thật là một chuyến đi nhớ đời! Rất may là mọi người đã an toàn trở về với những bài viết của mình”.

Chuyến công tác lên Đồng Văn của tôi những năm 2000 cũng thật nhiều kỷ niệm khó quên. Tôi tới Đồng Văn, liên lạc với đồn biên phòng để thăm đồn, viết bài. Tôi nhận được điện nói: “Cám ơn nhà báo đã quan tâm, đúng 5 giờ sáng mai, chúng tôi sẽ đón nhà báo”.

Những người dẫn đường của tôi ảnh 2

Trần Nguyên Anh

Đúng năm giờ sáng, chuông reo, tôi bật dậy mở cửa đã thấy có hai anh bộ đội, đeo súng AK đứng trước thềm từ lúc nào. Quần áo họ ướt sũng. Họ nói: “Chúng em được lệnh xuống đón anh lên. Chúng em đi bộ suốt đêm, tới đây đúng 5 giờ sáng”.

Ba anh em chúng tôi, người đeo súng, người đeo ba lô, đi bộ từ thị trấn Đồng Văn lên đồn tiền tiêu. Chúng tôi đi bộ đến trưa thì gặp một trường học. Các thầy mang cá hộp ra chiêu đãi bộ đội với nhà báo, bữa ăn thịnh soạn bất ngờ.

Sau đó, ba chúng tôi tiếp tục hành trình và lên tới đồn tiền tiêu thì mặt trời đã lặn, nhưng cả đơn vị vẫn chờ chúng tôi bên bếp lửa hồng. Mọi người nói: “Ở đây lạnh lắm, ai cũng mặc hai áo bông. Nhà báo đừng cười nhé. Nhà báo cũng phải mặc ít nhất hai áo bông thì mới có thể cầm bút nổi”.

Nơi núi rừng xa xăm, đồn tiền tiêu mỗi năm mấy lần tuyết rơi dày đặc, bộ đội hái cho tôi những trái lê trái táo còn chín trên cành trước sân đơn vị, để mang về làm quà dưới xuôi, và dặn: “Anh phải viết thật hay về đơn vị chúng em nhé!”.

Nơi núi rừng xa xăm, đồn tiền tiêu mỗi năm mấy lần tuyết rơi dày đặc, bộ đội hái cho tôi những trái lê trái táo còn chín trên cành trước sân đơn vị, để mang về làm quà dưới xuôi, và dặn: “Anh phải viết thật hay về đơn vị chúng em nhé!”.

Những người dân quân cũng thường chỉ đường cho tôi. Những chuyến công tác vùng biên thì dân quân thông thuộc đường sá nên đi trước, bộ đội đi sau, tiếp đến là nhà báo và sau cùng cũng là bộ đội khóa đội hình. Những người dân quân dân tộc thiểu số, chúng tôi ghé thăm nhà họ và thường được mời cơm với các loại rau rừng hương vị thật đặc biệt.

Những năm 1990, đường sá đi lại khó khăn. Những chuyến đi công tác vất vả mà vui, như người ta thường nói: “đi khổ thì viết sướng”. Những nơi xa xôi ấy lại là nơi thật nhiều kỷ niệm. Không ít lần, khi nhà báo đến đã thấy một “khẩu hiệu” chào mừng nhà báo Tiền Phong về công tác viết bài. Lắm khi khách một chủ mười, mổ cả lợn, cả bò khoản đãi và nhân thể hội họp báo cáo thành tích của bản, xã.

Tôi nhớ mãi một “người dẫn đường” là cán bộ huyện đoàn một huyện vùng cao miền Trung. Cô khá “cứng tuổi”, so với các nữ cán bộ địa phương mà chưa lập gia đình. Vì chưa bận chồng con nên cô được cơ quan cử đưa tôi đến thăm các cơ sở vùng sâu vùng xa.

Chuyến đi ấy, người nữ cán bộ huyện tâm sự với tôi: “Em trước đây có đi lao động xuất khẩu ở Đông Âu. Người quê em gọi là đi Tây. Người ta thường dị nghị với con gái đi Tây, cho rằng sang bên ấy yêu đương, ăn chơi ghê lắm. Nên lúc em về nước, đi làm việc, cũng quen vài người mà gia đình nhà trai dứt khoát không đồng ý, không muốn cho con mình lấy vợ đã đi Tây”. Rồi cô lại chia sẻ: “Cái tiếng đi Tây nghe thì đáng sợ phải không anh? Nhưng thực ra xí nghiệp may của em toàn là nữ, lại ở vùng rừng núi. Chị em chúng em từ nhà máy Đông Âu trở về, chưa có một ai biết đến một mối tình vắt vai! Ấy thế mà chẳng lấy được chồng”.

Chuyến đi ấy, tôi viết được mấy bài báo. Lúc báo đăng lên, có bạn đọc viết thư cho tôi, cám ơn rằng “lần đầu tiên quê em được lên báo”. Nhưng, ít ai biết người đã đưa tôi đi thực tế, qua bao suối sâu, đèo cao để viết ra các tác phẩm kia, lại là một nữ cán bộ huyện liễu yếu đào tơ đã khá lớn tuổi mà chưa có chồng con, thậm chí chưa có một “mảnh tình vắt vai” - chỉ vì mang tiếng “gái đi Tây về”.

MỚI - NÓNG
TPHCM 24/7: Bàng hoàng những trang sách tả cảnh 'giường chiếu'; Thông tin về 'hội vỡ nợ muốn làm liều'
TPHCM 24/7: Bàng hoàng những trang sách tả cảnh 'giường chiếu'; Thông tin về 'hội vỡ nợ muốn làm liều'
TPO - Xôn xao clip tố CSGT đạp xe người vi phạm; Công an TPHCM theo dõi sát 'hội vỡ nợ muốn làm liều'; Trường Quốc tế phát sách tả cảnh gợi dục cho học sinh; 16 học sinh ngộ độc đều ăn sushi trước trường, Sở Y tế TPHCM ra khuyến cáo,... là những tin tức đáng chú ý tại TPHCM tuần qua.