TPO - Rau muống là món ăn quen thuộc, giàu chất xơ, vitamin, nhưng nếu bạn nằm trong danh sách dưới đây, thì tuyệt đối không được dùng rau muống, cho dù là xào, luộc hay…ăn sống rau muống.
Không ai có thể phủ nhận mức độ bổ dưỡng của rau muống đối với cơ thể. Trong loại rau "giá rẻ" này có chứa nhiều vitamin và khoáng chất như chất xơ, protein, canxi, sắt, vitamin A... Đây chính là những axit amin cần thiết cho cơ thể, rất tốt cho những người thiếu máu, người ốm dậy, kém ăn, thiếu chất đạm. Ngoài ra, loại rau này còn có tác dụng thanh nhiệt giải độc, chữa rôm sảy, mụn nhọt, kích thích tiêu hóa… Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), rau muống có thể khiến tình trạng của một số bệnh trở nên trầm trọng hơn. Chính vì thế để tránh các tác dụng phụ, những nhóm người dưới đây không nên động vào rau muống, dù là món luộc hay xào. Người đang có vết thương Với những người đang có vết thương trên da không nên ăn rau muống bởi chúng kích thích sinh tế bào gây sẹo, làm xấu da. Thậm chí, sẽ khiến cho chỗ da mới mọc bị ngứa nhiều hơn. Vì thế, chỉ nên ăn rau muống khi vết thương đã khỏe hẳn, da đã lành lại mà thôi.
Đang uống thuốc Đông y, dù thèm mấy cũng không nên ăn rau muống vì có thể gây giã thuốc, làm mất hết tác dụng quý báu của thuốc. Trong trường hợp thuốc có vị độc cần thiết để trị bệnh (độc trị độc) mà ăn rau muống thì sẽ làm giảm hiệu quả điều trị của những vị thuốc này. Ảnh minh họa: Internet
Người mắc bệnh sỏi thận Những người mắc chứng gút, viêm nhiễm đường tiết niệu, sỏi thận, người huyết áp cao không nên ăn rau muống. Do đó, khi thấy có những biểu hiện khác thường sau khi ăn rau muống, bạn cần ngưng lại ngay. Người mắc bệnh viêm khớp Nếu bạn gặp tình trạng thường xuyên đau nhức xương khớp thì không nên bổ sung rau muống vào thực đơn hàng ngày. Những dưỡng chất trong loại rau này có thể khiến cơn đau nhức trầm trọng hơn, người mắc bệnh càng khó chịu, mệt mỏi. Người bị bệnh gút Rau muống là loại rau chứa hàm lượng đạm rất cao nên nó không phải là món ăn lý tưởng cho những người bị bệnh, nhất là người đang mắc bệnh gút bởi nhóm đối tượng này cần phải tránh ăn loại thực phẩm có chứa lượng đạm cao.
Những người mắc chứng gút, viêm nhiễm đường tiết niệu, sỏi thận, người huyết áp cao không nên ăn rau muống. Do đó, khi thấy có những biểu hiện khác thường sau khi ăn rau muống, bạn cần ngưng lại ngay. Ảnh minh họa: Internet
Người bụng dạ yếu, dễ dị ứng Cũng theo lương y Sáng, rau muống thường chứa loại ký sinh trùng sán lá ruột lớn rất phổ biến có tên là Fasciolopsis buski. Loại ký sinh trùng này có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khi ăn rau sống hoặc nấu chưa chín kĩ. Đặc biệt, nó có thể bám vào thành ruột, gây ra các chứng khó tiêu, dị ứng, đau bụng. Chính vì vậy, nếu là người có bụng dạ yếu tốt nhất bạn không nên ăn rau muống để tránh rước họa vào thân. Người đang uống thuốc Đông y Đang uống thuốc Đông y, dù thèm mấy cũng không nên ăn rau muống vì có thể gây giã thuốc, làm mất hết tác dụng quý báu của thuốc. Trong trường hợp thuốc có vị độc cần thiết để trị bệnh (độc trị độc) mà ăn rau muống thì sẽ làm giảm hiệu quả điều trị của những vị thuốc này.
Nếu bạn gặp tình trạng thường xuyên đau nhức xương khớp thì không nên bổ sung rau muống vào thực đơn hàng ngày. Những dưỡng chất trong loại rau này có thể khiến cơn đau nhức trầm trọng hơn, người mắc bệnh càng khó chịu, mệt mỏi. Ảnh minh họa: Internet
Người suy nhược không nên ăn rau muống Những người suy nhược cơ thể nặng thể hư hàn cũng không nên ăn rau muống. Người điều trị ngoại khoa nội khoa không nên ăn rau muống
Những người đang điều trị nội khoa, ngoại khoa cũng không được khuyến khích ăn rau muống. Nếu ăn rau muống sẽ gây ra những sẹo lồi mất thẩm mỹ hoặc kéo dài thời gian điều trị.
Những người đang điều trị nội khoa, ngoại khoa cũng không được khuyến khích ăn rau muống. Nếu ăn rau muống sẽ gây ra những sẹo lồi mất thẩm mỹ hoặc kéo dài thời gian điều trị.
Ăn rau muống thế nào cho đúng?
Bàn về cách ăn rau muống đúng nhất để đảm bảo sức khỏe, lương y Bùi Đắc Sáng cho biết, khi ăn rau muống, bạn cần đảm bảo vệ sinh bằng cách rửa sạch rau và ngâm nước muối loãng. Ngoài ra, nên tránh ăn rau muống tươi sống hoặc chưa được chế biến chín hẳn kẻo có thể mắc các bệnh đường ruột như: sán lá gan, đầy bụng, khó tiêu, dị ứng… Khi ăn rau muống, nên chọn những cây rau có cọng nhỏ vì sẽ giòn, ngon hơn những cây rau muống cọng to.