Những người 'đại kỵ' với bánh trung thu, biết mà tránh kẻo 'ân hận mấy cũng muộn'

0:00 / 0:00
0:00
Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TPO - Thành phần chính của bánh trung thu là bột, đường, bơ, mỡ lợn. Vỏ của các loại bánh trung thu truyền thống cũng như các loại nhân đậu, nhân hạt sen… đều được tẩm ướp rất nhiều mỡ và đường. Chính vì vậy bánh trung thu có độ béo, độ ngọt rất cao và có thể gây nguy hiểm cho những người mắc các bệnh sau

Phụ nữ mang bầu

Phụ nữ mang bầu không nên ăn nhiều bánh Trung thu bởi hàm lượng đường quá cao trong bánh gây tác động xấu đến bệnh tăng lipid máu, tim mạch, tiểu đường… và có thể ảnh hưởng tới thai nhi.

Người già và trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ và người già có hệ tiêu hóa còn kém, nếu ăn bánh Trung thu sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, dẫn đến chứng khó tiêu sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Thậm chí, người già và trẻ nhỏ ăn quá nhiều bánh Trung thu trong một ngày, có thể dẫn đến viêm tụy cấp, đau bụng và các triệu chứng nghiêm trọng khác, thậm chí đe dọa tính mạng.

Người bệnh về dạ dày, tim mạch, thận

Những người mắc các bệnh như viêm túi mật, sỏi mật, viêm dạ dày, cao huyết áp, cholesterol cao, bệnh nhân tim mạch… không nên ăn bánh Trung thu, thậm chí với các loại bánh quá ngọt hay có đậu phộng, các loại hạt khi ăn quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho chức năng lưu thông máu, làm mệt tim thậm chí gây nhồi máu cơ tim.

Đối với bệnh nhân bị loét dạ dày và tá tràng, ăn bánh Trung thu có thể thúc đẩy bài tiết acid dạ dày làm cho bệnh trầm trọng hơn. Những loại bánh nhân mặn không thích hợp cho những ai viêm thận vì nồng độ muối cao.

Người dị ứng nổi mụn

Bánh nướng, bánh dẻo có độ ngọt cao nên những người bị viêm da dị ứng, mụn trứng cá và các bệnh về da khác ăn quá nhiều bánh Trung thu có thể làm tăng bài tiết của tuyến bã nhờn.

Người đang muốn giảm cân

Thành phần chính của bánh Trung thu là bột, đường, bơ, mỡ lợn, vì vậy bánh Trung thu có độ béo và ngọt rất cao. Nếu muốn giảm cân thì nên hạn chế hoặc tránh xa món bánh này càng tốt.

Thêm vào đó, người tiêu dùng cũng nên mua bánh ở những cửa hàng uy tín, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng để đảm bảo vệ sinh cũng như an toàn cho sức khỏe. Nếu có điều kiện, các bà nội trợ cũng có thể tự làm bánh Trung thu tại nhà, vừa ngon lại vừa an toàn hợp vệ sinh.

Người bệnh tiểu đường

Bánh trung thu ngọt và nhiều thành phần đường hóa học, rất không tốt đối với các bệnh nhân hoặc tiền sử bệnh tiểu đường, bởi chỉ cần ăn 1 miếng nhỏ bánh trung thu cũng đủ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Điều này khiến bệnh càng thêm nặng và khó khăn trong việc điều trị.

Người bị sỏi mật, túi mật

Khi ăn quá nhiều bánh trung thu, bệnh nhân sỏi mật, túi mật có thể bị viêm tụy cấp tính và dẫn đến tử vong trong thời gian ngắn. Vì vậy nếu không cần thiết thì bệnh nhân sỏi mật, túi mật không nên ăn bánh trung thu.

Người bị bệnh tim mạch và huyết áp

Bệnh nhân tim mạch, cao huyết áp, cholesterol cao, và những bệnh khác liên quan đến tim mạch và mỡ trong máu không nên dùng bánh trung thu bởi các loại bánh quá ngọt hay có các loại hạt khi ăn nhiều sẽ làm cản trở việc lưu thông máu, làm chậm chức năng hoạt động của tim hay thậm.

Ngoài ra, trứng muối có trong nhân bánh thường chứa lượng cholesterol lên tới 600 – 1.500mg, vượt qua mức 400 mg hàng ngày được khuyến nghị cho những người bị tăng huyết áp, mỡ máu và tim mạch vành, gây nhồi máu cơ tim.

Các nhân bánh mặn cũng là mối nguy ngại đối với các bệnh nhân mắc bệnh hoặc có tiền sử bệnh cao huyết áp.

Người bị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng

Bánh trung thu làm thúc đẩy quá trình bài tiết axit bởi cơ thể phải cần tiết ra nhiều axit mới có thể tiêu hóa hết lượng chất béo có trong bánh trung thu đã nạp vào. Lượng axit này sẽ làm tình trạng viêm loét dạ dày, tá tràng trở nên tệ hơn.

Người thừa cân, béo phì

Ăn bánh trung thu là bạn đang bước lên con đường rất ngắn dẫn đến việc tăng cân và những bệnh nhân thừa cân, béo phì thì chẳng mong muốn chút nào, nên nếu bạn có mắc các bệnh về cân nặng hoặc muốn giảm cân thì nên kiêng bánh trung thu ra nhé.

Để đáp ứng nhu cầu ăn uống cũng như không làm mất đi không khí trung thu vui vẻ, các mặt hàng bánh trung thu cho người mắc bệnh tiểu đường, béo phì,... với hàm lượng đường, chất béo được điều chỉnh một cách hợp lý được ra đời để giải quyết những mối lo, giúp người bệnh an tâm thưởng thức hương vị trung thu. Tuy nhiên cũng không nên ỷ lại mà sử dụng quá nhiều bánh.

Những nguy hại khi ăn nhiều bánh trung thu

Có thể gây tiểu đường ở trẻ béo phì

Nếu ăn quá nhiều, ở trẻ béo phì hoặc trẻ mắc chứng rối loạn dung nạp đường glucose có thể gây ra tiểu đường. Còn với những trẻ bình thường, khi ăn một miếng bánh ngay lúc đang đói sẽ làm lượng đường huyết tăng lên đáng kể, làm mất vị ngon của thức ăn trong bữa chính, lâu dần sẽ gây ra chứng biếng ăn dẫn đến suy dinh dưỡng.

Tăng cân

Một tác động khác đến cả trẻ nhỏ lẫn người đó chính là việc tăng cân, như các giá trị dinh dưỡng kể trên, một chiếc bánh trung thu thông thường đã chứa gần 1000 calories, trong khi trung bình lượng calories ta cần nạp vào cơ thể chỉ dao động từ 1600 – 2200 calories.

Nếu ăn đều đặn hoặc ăn nhiều hơn 1 chiếc bánh trong một lần thì cần phải mất rất nhiều thời gian chơi thể thao hoặc tập thể dục để có thể tiêu hết lượng calories dư thừa đã nạp vào ấy. Đặc biệt với thói quen dùng bánh trung thu làm tráng miệng sau bữa tối có thể khiến bạn bước nhanh đến con đường tăng cân không kiểm soát.

Khiến da bị nổi mụn

Việc ăn nhiều bánh trung thu cũng khiến tình trạng da bạn trở nên tệ hơn bởi mụn trứng cá bởi thành phần chất béo sẽ khiến tăng tiết bã nhờn và là tác nhân hàng đây gây mụn.

Gây ra các vấn đề về răng miệng

Bánh trung thu rất ngọt và nếu ăn nhiều nhưng lại quên đánh răng cũng là một tác nhân gây các vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm nướu hay gây viêm họng.

Cách lựa chọn bánh trung thu an toàn

Trong giai đoạn hiện nay, nhiều người tiêu dùng có xu hướng mua bánh trung thu online nên chú ý lựa chọn các loại bánh trung thu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Sản phẩm phải ghi ngày sản xuất, thời hạn sử dụng và còn hạn sử dụng.

Bánh không bị dập nát biến dạng, bao bì không rách nát, không có màu sắc khác thường, không bị thiu, ẩm mốc, hư hỏng và không có mùi khác lạ.

Sản phẩm chứa các chất phụ gia không cho phép sử dụng hoặc vượt quá giới hạn cho phép.

Các loại bánh trung thu thường được sử dụng các loại phẩm màu để tăng tính thẩm mỹ. Nếu loại phẩm này là phẩm màu thực phẩm được Bộ Y tế cho phép thì an toàn cho sức khỏe nhưng nếu sử dụng chất tạo màu không được phép sử dụng trong công nghệ chế biến thực phẩm sẽ nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng.

Chất đạm trong bánh nướng khá cao, thường là đạm động vật, nếu bảo quản không tốt chúng dễ bị ôi, mốc gây ra ngộ độc.

Nếu mua bánh tại cửa hàng, nên mua tại các cửa hàng được bày bán ở những địa điểm kinh doanh xác định, đáp ứng các yêu cầu về điều kiện kinh doanh thực phẩm như: có đủ trang thiết bị che đậy tránh bụi bẩn, mưa nắng, côn trùng xâm nhập, bảo quản đúng quy định trên nhãn sản phẩm của nhà sản xuất.

Cách bảo quản và sử dụng bánh trung thu

Bánh mua về phải được bảo quản ở nơi sạch sẽ, được che đậy tránh bụi bẩn, mưa nắng, côn trùng xâm nhập, bảo quản theo đúng quy định trên nhãn sản phẩm của nhà sản xuất.

Chỉ ăn bánh còn hạn sử dụng.

Rửa tay sạch trước khi cắt, chia bánh và trước khi ăn bánh.

Không ăn quá nhiều bánh và các thực phẩm giàu đạm, mỡ, đường trong khẩu phần ăn để tránh rối loạn hấp thu thực phẩm.

Khi có những bất thường về sức khỏe do ăn uống nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, trợ giúp kịp thời về chuyên môn.

MỚI - NÓNG