Những hoạt động, dịch vụ nào ở Bà Rịa-Vũng Tàu được mở lại từ ngày 10/12?

0:00 / 0:00
0:00
Nếu dịch ở cấp độ 1, Vũng Tàu sẽ cho tắm biển.
Nếu dịch ở cấp độ 1, Vũng Tàu sẽ cho tắm biển.
TPO - Các địa điểm nghỉ dưỡng, khách sạn, điểm tham quan, bảo tàng, triển lãm, thư viện, rạp chiếu phim, cơ sở nghệ thuật thể thao, thể dục… hoạt động bình thường nếu dịch COVID-19 ở cấp độ 1.

Ngày 9/12, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã công bố kế hoạch về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trên địa bàn, theo 4 cấp độ dịch.

Cấp 1: nguy cơ thấp (bình thường mới) tương ứng với màu xanh; cấp 2: nguy cơ trung bình tương ứng với màu vàng; cấp 3: nguy cơ cao tương ứng với màu cam; cấp 4: nguy cơ rất cao tương ứng với màu đỏ.

Theo đó, cơ sở sản xuất, kinh doanh, đơn vị thi công dự án, công trình giao thông, xây dựng được hoạt động ở cả 4 cấp độ dịch nhưng phải định kỳ đánh giá nguy cơ lây nhiễm COVID-19; có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 và phương án xử trí khi có trường hợp mắc.

Cơ sở kinh doanh dịch vụ như trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ được hoạt động ở cấp độ dịch 1 và 2. Có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 và phương án xử trí khi có trường hợp mắc. Ở Cấp độ 3, 4 thì hạn chế hoạt động; UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu quy định hạn chế số lượng người bán, mua cùng một thời điểm.

Nhà hàng, quán ăn, chợ truyền thống được hoạt động ở cấp độ 1, 2, 3; có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và phương án xử trí khi có trường hợp mắc; bị hạn chế hoạt động ở cấp độ 4.

Cơ sở kinh doanh các dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao như làm tóc (bao gồm cắt tóc), làm đẹp, mát xa, vũ trường, karaoke, quán bar, internet, trò chơi điện tử hoặc các cơ sở khác do địa phương quyết định và đảm bảo phòng, chống dịch theo hướng dẫn của chính quyền địa phương được hoạt động ở cấp 1 với điều kiện cần thiết đảm bảo phòng chống dịch. Bị hạn chế hoạt động ở cấp 2, 3 và ngừng hoạt động khi dịch cấp 4.

Bán hàng rong, vé số dạo được hoạt động khi dịch cấp 1 nếu đã tiêm đủ liều vắc xin, đã khỏi bệnh COVID-19 hoặc có giấy xét nghiệm SARS-CoV-2 còn hiệu lực; phải hạn chế hoạt động khi dịch cấp 2; ngừng hoạt động khi dịch cấp 3, 4.

Những hoạt động, dịch vụ nào ở Bà Rịa-Vũng Tàu được mở lại từ ngày 10/12? ảnh 1

Bán hàng rong, vé số dạo được hoạt động khi dịch cấp 1 nếu đã tiêm đủ liều vắc xin.

Cơ quan, công sở được hoạt động khi dịch cấp 1, 2. Có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp phòng chống dịch COVID- 19 và phương án xử trí khi có trường hợp mắc. Hạn chế hoạt động khi dịch cấp 3, 4; giảm số lượng người làm việc, tăng cường làm việc trực tuyến.

Cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự được hoạt động ở dịch cấp 1, 2. Có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 và phương án xử trí khi có trường hợp mắc; giảm số lượng người tham gia. Hạn chế hoạt động khi dịch cấp 3, giảm số lượng người tham gia, 100% người tham gia phải được tiêm đủ liều vắc xin, đã khỏi bệnh COVID- 19 hoặc có xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính còn hiệu lực; ngừng hoạt động khi dịch Cấp 4.

Trong đó các cơ sở, địa điểm nghỉ dưỡng, khách sạn, điểm tham quan, bảo tàng, triển lãm, thư viện, rạp chiếu phim, cơ sở nghệ thuật thể thao, thể dục… hoạt động bình thường ở cấp 1; khi dịch cấp 2 hoạt động nhưng giảm số lượng người tham gia; có kế hoạch, phương án thích ứng và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19. Khi dịch cấp 3 cũng phải đáp ứng các điều kiện trên nhưng hạn chế hoạt động; cấp 4 thì ngừng hoạt động.

UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu yêu cầu quy mô đánh giá cấp độ dịch ở phạm vi nhỏ nhất có thể nhằm đảm bảo linh hoạt, hiệu quả. Sở Y tế chịu trách nhiệm đánh giá và tham mưu tỉnh ban hành quyết định công bố cấp độ dịch trên địa bàn; cập nhật đánh giá hàng tuần theo kết quả công bố cấp độ dịch. Kế hoạch này được áp dụng thống nhất toàn tỉnh kể từ ngày 10/12.

MỚI - NÓNG
Mưa lớn gây ngập ở Hà Tĩnh
Mưa lớn gây ngập ở Hà Tĩnh
TPO - Mưa lớn kéo dài cùng nước từ thượng nguồn đổ về đã gây ngập úng, chia cắt giao thông một số khu vực ở Hà Tĩnh. Ngành chức năng địa phương đã xả tràn các hồ chứa để ứng phó mưa lũ có thể xảy ra.