Những hiện tượng thời tiết ‘đáng sợ’ trong Hệ Mặt Trời

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Thời tiết Trái đất có thể rất khắc nghiệt, thậm chí gây chết người, nhưng ở một số nơi khác trong Hệ Mặt trời, thời tiết còn kinh khủng đáng sợ hơn rất nhiều lần.

Sét mạnh gấp 1.000 lần trên Trái đất

Những hiện tượng thời tiết ‘đáng sợ’ trong Hệ Mặt Trời ảnh 1
Ảnh minh họa: NASA

Giới nghiên cứu ước tính, sét trên hai hành tinh khí khổng lồ Sao Thổ và Sao Mộc có thể mạnh gấp 1.000 lần so với sét trên Trái đất. Sao Thổ thỉnh thoảng hình thành những cơn bão lớn kéo dài hơn 300.000 km, bao quanh gần như toàn bộ hành tinh, trong khi cực bắc của hành tinh khí khổng lồ này đóng vai trò là nơi trú ngụ của một đám mây hình lục giác vĩnh cửu, kỳ lạ, kéo dài sâu vào bên trong hành tinh.

Gió siêu âm với tốc độ 2.100km/h

Những hiện tượng thời tiết ‘đáng sợ’ trong Hệ Mặt Trời ảnh 2
Ảnh: ESA

Ước tính của NASA cho thấy rằng ở độ cao lớn, tốc độ gió trên Sao Hải Vương có thể vượt quá 1.770 km/h, thậm chí là lên tới 2100km/h. Điều đó có nghĩa là gió trên Sao Hải Vương đã đạt tới tốc độ siêu âm – ngang bằng với tốc độ của nhiều loại máy bay phản lực. Để so sánh, nếu một cơn gió có tốc độ 800km/h xuất hiện ở Trái Đất, nó có thể dễ dàng cuốn phăng con người lên không trung.

Mưa axit

Những hiện tượng thời tiết ‘đáng sợ’ trong Hệ Mặt Trời ảnh 3
Bức tường mây axit ẩn dưới lớp mây dày ở tầng thượng quyển của sao Kim. Ảnh: Space.

Sao Kim được cho là nơi đang sở hữu những đám mây chứa đầy axit sunfuric, vốn có thể gây ra các cơn mưa axit chết chóc, đồng thời khiến da thịt một ai đó có thể bốc hơi nếu bị những hạt mưa chạm phải hoặc khi đi xuyên qua. Tuy nhiên, sao Kim nóng đến mức mưa axit sẽ bốc hơi khi vẫn còn cách bề mặt hàng chục km.

Các nghiên cứu về lớp mây của sao Kim đã chỉ ra nồng độ axit sunfuric nằm trong khoảng từ 70–99%.

Không giống như trên Trái đất, nơi các đám mây có xu hướng chỉ di chuyển nhiều nhất là vài trăm dặm, các đám mây axit sulfuric gần như bao trùm khắp hành tinh này. Chúng đã được nhìn thấy di chuyển từ các cực đến xích đạo, rồi quay trở lại các cực, chỉ trong vài ngày.

Mưa mê-tan

Những hiện tượng thời tiết ‘đáng sợ’ trong Hệ Mặt Trời ảnh 4
Mưa trên mặt trăng Titan của sao Thổ là mê-tan - Ảnh: BBC

Titan - Mặt trăng lớn nhất của sao Thổ là một trong những thiên thể bí ẩn nhất trong hệ Mặt Trời. Vật thể giống như Trái đất này chứa chất lỏng trên bề mặt của nó, sở hữu một khí hậu thực sự kỳ lạ và đã gây tò mò cho các nhà khoa học trong nhiều năm.

Theo các kết quả phân tích mới đây, tại nhiều nơi trên mặt trăng Titan của sao Thổ, cứ trung bình 1.000 năm lại có mưa. Tuy nhiên không như mưa trên Trái đất, mưa ở mặt trăng này là mưa mê-tan.

Trên Titan, khí mê-tan thỉnh thoảng rơi xuống dưới dạng mưa, sau khi nó bốc hơi khỏi bề mặt và tạo thành những đám mây dày. Mưa mê-tan trên mặt trăng lạnh cóng này sẽ rơi rất chậm do trọng lực thấp và sương mù dày đặc. Chu trình thủy văn của Titan (trong đó "thủy" liên quan đến khí mê-tan chứ không phải nước như trên Trái đất), tạo nên cảnh quan và cung cấp khí mê-tan và ethane lỏng vào các hồ lớn như Kraken Maren, vốn có độ sâu 300 mét.

Mưa thủy tinh

Những hiện tượng thời tiết ‘đáng sợ’ trong Hệ Mặt Trời ảnh 5

Ngoại hành tinh HD 189773B có màu xanh da trời lung linh tuyệt đẹp. Điều này là do những cơn mưa thủy tinh ở đây, lại thêm ánh sáng phản chiếu khiến nó trông như thể được bao quanh bởi nước. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ngắm nhìn hành tinh này từ xa bởi thời tiết của HD 189733 b rất khắc nghiệt và đáng sợ.

Bầu khí quyển lên tới 3.000°C, nhiệt độ bề mặt 1000°C và cơn gió trên hành tinh có tốc độ lên tới 8.700 km/h – tốc độ gấp bảy lần tốc độ âm thanh, đánh bay tất cả những gì rơi vào hành tinh này trong một vòng xoáy kinh hoàng. Ngoài ra, hành tinh khắc nghiệt này xuất hiện cơn mưa “Thủy tinh” được ví như “hàng ngàn nhát cắt chết người”.

Dung nham nóng 1.600 độ

Những hiện tượng thời tiết ‘đáng sợ’ trong Hệ Mặt Trời ảnh 6
Các miệng phun dung nham xuất hiện khắp nơi trên bề mặt vệ tinh Io. Ảnh: NASA.

IO - một trong những vệ tinh của sao Mộc từng được cho là băng giá, cằn cỗi và chết chóc. Tuy nhiên, trên thực tế, các núi lửa trên vệ tinh này vẫn đang hoạt động và có thể phun trào những dòng dung nham nóng hơn 1.600 độ C vào trong không khí.

Núi lửa băng

Những hiện tượng thời tiết ‘đáng sợ’ trong Hệ Mặt Trời ảnh 7

Enceladus - "mặt trăng băng giá" của sao Thổ có những đặc điểm vô cùng độc đáo. Trên bề mặt của nó là những núi lửa băng vẫn còn hoạt động, và thay vì phun ra lửa thì chúng lại phun ra nước, băng và bụi, tạo thành một lớp băng khoác lên bề mặt hành tinh này

Chênh lệch nhiệt độ ngày-đêm cực lớn

Những hiện tượng thời tiết ‘đáng sợ’ trong Hệ Mặt Trời ảnh 8

Bầu khí quyển của sao Thủy gần như không tồn tại, nghĩa là trên hành tinh này không có bão, mây, mưa hay gió. Tuy nhiên, do quá gần Mặt Trời nên nhiệt độ bề mặt sao Thủy có thể lên tới 427 độ C vào ban ngày và có thể tụt xuống âm 172 độ vào ban đêm.

MỚI - NÓNG