PGS.TS Nguyễn Thị Hà, Chủ nhiệm bộ môn Công nghệ Môi trường (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên thuộc ĐHQG Hà Nội) cho biết, Asen hay còn gọi là thạch tín là chất kịch độc. Vì không màu, không mùi nên rất khó để phát hiện ra thạch tín trong nước dùng nếu không có phương tiện thử nước.
Thạch tín thường xâm nhập vào cơ thể người qua con đường nước uống, không khí trong vùng ô nhiễm, qua da khi tiếp xúc liên tục với nguồn nước nhiễm độc.
Ở hàm lượng nhất định thạch tín lại có lợi cho sức khỏe bởi nó tạo ra những enzyme có lợi cho cơ thể. Nhưng nước uống bắt buộc phải có lượng thạch tín theo tiêu chuẩn WHO là nhỏ hơn 10 microgam/lít hay 0,01mg/lít thì mới có lợi, còn vượt quá ngưỡng trên thì nó sẽ gây hại ngay cho cơ thể. Nếu người dân uống nước có chứa hàm lượng thạch tín cao thì nguy cơ nhiễm độc càng cao và càng nhanh.
Thường người dùng nước nhiễm thạch tín vượt ngưỡng cho phép sẽ ủ bệnh trong người từ 5 đến 15 năm mới bắt đầu bộc lộ ra ngoài qua các triệu chứng ngoài da như: có các đốm sẫm màu trên thân thể hay đầu các tứ chi, đôi khi gây niêm mạc trên lưỡi hoặc sừng hóa trên bàn tay, bàn chân... Nặng hơn sẽ là phát bệnh ung thư gan, phổi, bàng quang và thận…
Các căn bệnh khác mà người dùng mắc phải là do nguồn nước nhiễm Asen gây ra như mắc bệnh ngoài da, làn da bị á sừng biến mất, mái tóc bị rụng gần hết bỗng trở lại xanh dài, căn bệnh ung thư quái ác tan biến vào hư không…
Bạn có biết?
- Hiện nay, chưa có cách để tẩy độc thạch tín. Những gì có thể làm khi phát hiện nước nhiễm thạch tín là ngừng dùng để ăn uống và điều trị các triệu chứng.
- Các hộ dân dùng nước giếng khoan cần dùng bể lọc có giàn phun mưa nếu nước nhiễm sắt nhiều (5mg/l trở lên). Trường hợp còn lại cần dùng thiết bị lọc thạch tín.
- Khi có những biểu hiện nghi ngờ, cần đi khám và xét nghiệm nước tiểu, tóc. Hiện có hai cơ sở được phép chẩn đoán xác định nhiễm độc thạch tín là: Viện Y học Lao động và Vệ sinh Môi trường (Yersin, Hà Nội) và Viện Vệ sinh Y tế Công cộng (Tp. HCM).