Công an, Giao thông lập 30 chốt giám sát người và xe vào Thủ đô

Công anh và Sở GTVT lập 30 chốt trực giám sát người và phương tiện kinh doanh vào thành phố từ tối 1/4.
Công anh và Sở GTVT lập 30 chốt trực giám sát người và phương tiện kinh doanh vào thành phố từ tối 1/4.
TPO - Để giám sát người và phương tiện, đặc biệt ngăn chặn các phương tiện kinh doanh vận tải khách vào thành phố theo Chỉ thị cách ly xã hội, từ tối qua liên ngành Công an - Sở GTVT Hà Nội đã lập 30 chốt trực tại các tuyến đường cửa ngõ.

Theo đó, đại diện liên ngành Công an – Sở GTVT Hà Nội vừa cho biết, bắt đầu từ 18h ngày 1/4 liên ngành  đã triển khai lực lượng bao gồm Công an – Thanh tra giao thông di chuyển ra các tuyến đường cửa ngõ, cao tốc hướng tâm để lập 30 chốt trực nhằm giám sát việc thực hiện cách ly xã hội theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 05 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.

Theo đó, tại hướng từ Hà Nam theo QL1A, 1B về Hà Nội, liên ngành thành lập 3 chốt trực bao gồm: chốt tại Ngã ba Cầu Giẽ, chốt tại tram soát vé Liêm Tuyền (trên cao tốc Pháp Vân – Ninh Bình), chốt QL21B – ngã ba chợ Dầu; hướng từ các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh theo tuyến QL5, cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn về Hà Nội, lập 10 chốt, trong đó có các chốt: QL5- lối rẽ nhà máy Vinamikl, cầu Phủ Đổng, gầm cầu Thanh Trì – hướng đi Ecopark, QL18 – lối xuống đướng Võ Nguyên Giáp…

Nhiệm vụ của các chốt trực là kiểm tra, kiểm soát việc dừng hoạt động xe khách liên tỉnh, taxi, xe ôm, xe công nghệ, và xe buýt, cương quyết không cho vào thành phố những xe chở khách vi phạm quy định. Cùng với đó tổ công tác cũng có nhiệm vụ phối hợp với cán bộ của Sở Y tế thực hiện xét nghiệm nhanh COVID-19 đối với các trường hợp có thân nhiệt cao.

Các tổ công tác có nhiệm vụ chốt trực 24/24 giờ và bắt đầu từ 18h ngày 1/4 cho đến hết ngày 15/4 hoặc có lệnh điều động mới.

MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.