Chiều 5/8, trong lần thí điểm lần 2, các chuyên gia Nhật Bản bổ sung công nghệ, lắp đặt thêm khu vực trình diễn xử lý nước sông Tô Lịch, đoạn đầu đường Hoàng Quốc Việt (Cầu Giấy - Hà Nội).
Theo đó, khu vực trình diễn xử lý nước sông Tô Lịch gồm 4 bể: Bể đầu tiên là bể xử lý yếm khí, trong đó đặt tấm Bioreator kích hoạt vi sinh vật kị khí, cung cấp giá thể cho vi sinh vật. Bể thứ hai là bể hiếu khí, đặc máy sục khí Nano nhằm kích hoạch vi sinh vật hiếu khí. Bể thứ ba là bùn hữu cơ phân hủy, trơ lại bùn vô cơ lắng lại. Cuối cùng là bể nước sau xử lý đã đạt quy chuẩn Việt Nam, có thể dùng làm nước sinh hoạt hoặc tắm được.
"Bảo bối" Nhật được bổ sung cho đợt thí điểm lần này.
Các công nhân đặt tấm Bioreactor vào ô trình diễn xử lý.
Đưa máy công nghệ sục Nano xuống khu thí điểm mới.
Tiến sỹ Kubo Jun, Cố vấn tổ chức xúc tiến thương mại môi trường Nhật Bản cho biết: “Công nghệ này sẽ xử lý được triệt để nước thải sinh hoạt đổ vào sông Tô Lịch hằng ngày. Đảm bảo chất lượng nước đạt Quy chuẩn Việt Nam".
Hệ thống được lắp đặt sẽ lấy nước thải liên tục hằng ngày từ bên ngoài đưa vào xử lý ở bể đầu tiên và sẽ cho ra được nước đạt quy chuẩn Việt Nam ở bể số 4.
Theo chuyên gia Nhật, khi xử dụng công nghệ này, các vi sinh vật sẽ theo dòng chảy của dòng sông theo dòng nước, qua đó xử lý triệt để được sự ô nhiễm của dòng nước thải.
Kết quả thí điểm sẽ được lấy và công bố vào ngày 17/9.
TS.Kubo Jun, nói về mực nước Tô Lịch dâng do bão số 3: "Dù mực nước dâng cao tại khu vực thí điểm làm sạch sông Tô Lịch, tuy nhiên những cơn mưa do ảnh hưởng của bão số 3 không ảnh hưởng đến kết quả thí điểm".
"Nước bên trong khu vực xử lý này có thể trong sau 1 ngày. Tuy nhiên, do ngày mai chuyên gia của chúng tôi đi công tác nên chiều 8/8 mới có mặt ở Hà Nội. Hôm ấy, đích thân TS Kubo Jun sẽ tắm bên trong bể nước sau khi xử lý cho mọi người cùng thấy”, Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT JVE cho biết.