Nhìn lại mối quan hệ kinh tế ASEAN-Trung Quốc

TPO - Ở thời điểm năm 2000, Trung Quốc chưa phải là nguồn nhập khẩu quan trọng ở khu vực Đông Nam Á như Nhật Bản, Mỹ hay EU. Nay thị trường này chiếm 20% giá trị hàng hóa nhập khẩu vào ASEAN, trở thành nguồn nhập khẩu lớn nhất và tăng trưởng nhanh nhất khu vực. Giá trị hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào ASEAN hơn gấp đôi Nhật Bản.
Nhìn lại mối quan hệ kinh tế ASEAN-Trung Quốc ảnh 1

Khách du lịch Trung Quốc tăng trưởng nhanh tại khu vực Đông Nam Á

Tuy nhiên, giá trị hàng hóa khu vực Đông Nam Á xuất sang Trung Quốc chỉ bằng một nửa hàng hóa các quốc gia ASEAN xuất khẩu nội khối.  Khoảng 25% hàng xuất khẩu của ASEAN phục vụ nhu cầu trong khu vực, một tỷ lệ ổn định trong vòng 20 năm qua.

Tăng trưởng xuất khẩu từ Đông Nam Á vào Trung Quốc chủ yếu phản ánh nhu cầu nguồn nguyên liệu cơ bản của nền kinh tế này. Theo số liệu của UNCTAD, một cơ quan thương mại Liên Hợp quốc, hơn 2/3 hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu  từ ASEAN là nguyên liệu thô. Trong khi đó, thương mại nội khối đa dạng hơn nhiều: hàng hóa chủ yếu là thực phẩm và đồ uống, nhiên liệu, hóa chất, hàng tiêu dùng.

Thị trường của ASEAN cũng khác nhau nếu xét theo từng thành viên. Ví dụ Lào chủ yếu xuất khẩu trong khối, trong khi Mỹ là thị trường chủ chốt của Việt Nam và Campuchia.

Du lịch là một lĩnh vực cho thấy sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc rõ rệt nhất, đặc biệt là tại Thái Lan và Việt Nam, nơi ngành du lịch đóng góp đáng kể cho GDP.

Khu vực ASEAN đã chứng kiến sự nhảy vọt về nhu cầu từ khách Trung Quốc. Đi kèm với hiện tượng này là sự ra đời của nhiều tuyến bay. Ví dụ, hãng hàng không giá rẻ AirAsia vận hành 274 chuyến bay một chiều hằng tuần nối Trung Quốc và các thành phố của châu Á, tăng lên nhiều so với 197 tuyến năm 2013.

Khách du lịch Trung Quốc ở Thái Lan chiếm 25% trong số 33 triệu lượt khách tới quốc gia này trong năm 2016, gấp ba lần con số năm 2012.

Theo Theo Financial Times
MỚI - NÓNG