Theo đó, tổ chức này khá lạc quan về các nền kinh của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Sau đây là bốn điểm quan trọng trong báo cáo về triển vọng tăng trưởng và lạm phát của ASEAN.
ASEAN chắc chắn đạt được tốc độ tăng trưởng cao hơn. Tăng trưởng tăng lên mức 5,2% trong năm 2017, cao hơn năm trước đó 0,5 điểm phần trăm. Điều này đạt được do sự chuyển hướng linh động trong xuất khẩu cũng như thị trường nội khối năng động và có sức mua tốt. Mặc dù xuất khẩu bị ảnh hưởng do nhiều yếu tố nhưngn nhu cầu nội khối tăng đã bù đắp cho thị trường xuất khẩu.
Trong năm 2017, lĩnh vực xuất khẩu, đặc biệt là hàng công nghệ, gặp nhiều trở ngại và triển vọng trong năm tới cũng chưa sáng lên nhiều. Nhưng việc giá cả hàng hóa tiêu dùng thế giới hồi phục sẽ thúc đẩy các nhà xuất khẩu hàng hóa nhu yếu phẩm trong lúc đang có những luồng đầu tư chi tiêu xây dựng hạ tầng, nguồn đầu tư nước ngoài ổn định và tiêu dùng gia đình gia tăng, chắc chắn tương lai của thị trường nội khối sẽ có nhiều điểm sáng. Vì thế tựu chung, tăng trưởng trung bình của Đông Nam Á có thể đạt mức 5,2% trong năm nay và cả năm tới.
8/10 nền kinh tế của ASEAN được dự báo đạt và vượt mức năm 2017. Malaysia và Singapore có thể là 2 ngoại lệ. ADB cho rằng hai nền kinh tế này sẽ rơi vào “quãng nghỉ” sau khi tăng trưởng nhanh chóng trong năm ngoái. Indonesia, Philippines và Thái Lan sẽ tăng tốc nhờ đầu tư mạnh mẽ và tiêu thụ trong nước tốt. Việt Nam cùng được trông đợi hưởng lợi từ việc tiếp tục mở rộng phát triển các cơ sở công nghiệp.
Về lạm phát, ADB tin rằng sẽ ổn định ở mức 3% trong năm nay và năm tới. Lý do là ngoài thị trường nội khối ổn định, giá cả tăng có thể do tăng lương tối thiểu và giá dầu thế giới.