Trung Quốc:

Nhìn gần 'thành phố trước cổng địa ngục' 2.000 năm tuổi

Có thể nói, Fengdu là nơi tốt nhất để tìm hiểu về văn hóa độc đáo của Trung Quốc về ma quỷ và cuộc sống ở thế giới bên kia.
Có thể nói, Fengdu là nơi tốt nhất để tìm hiểu về văn hóa độc đáo của Trung Quốc về ma quỷ và cuộc sống ở thế giới bên kia.
Fengdu, thành phố ma 2.000 năm tuổi nằm ở phía bắc sông Dương Tử, thuộc thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc từ lâu đã được coi như nơi người chết dừng lại trước khi sang thế giới bên kia.
Nhìn gần 'thành phố trước cổng địa ngục' 2.000 năm tuổi ảnh 1

Một truyền thuyết từ thời nhà Hán lưu lại có kể về hai quan chức triều đình, Wang Fangping và Yin Changsheng, từ bỏ cuộc sống chốn quan trường để đến núi Minh ngộ đạo và cuối cùng trở thành bất tử. Tên của hai người họ khi kết hợp lại (Yin và Wang) có nghĩa “Vua của Địa ngục” và núi Minh, ngọn núi nhìn xuống toàn thành phố được cho là nơi ở của Tianzi, Vua Địa ngục.

Nhìn gần 'thành phố trước cổng địa ngục' 2.000 năm tuổi ảnh 2

Vào triều đại nhà Đường, một ngôi đền đã được dựng trên núi Minh miêu tả cuộc sống trong địa ngục. Trong đó có hình ảnh của ma quỷ và các dụng cụ tra tấn, nơi người tử tế sẽ được đối xử tốt còn người xấu sẽ bị trừng phạt bằng cách đưa xuống địa ngục. Ảnh: DDTai

Nhìn gần 'thành phố trước cổng địa ngục' 2.000 năm tuổi ảnh 3

Tượng “Vua Địa ngục” được điêu khắc hoàn toàn từ đá, được ghi tên vào sách Kỷ lục thế giới với độ cao 138 m, rộng 217 m và có tầm nhìn bào quát toàn thành phố. Ảnh: Britrob

Nhìn gần 'thành phố trước cổng địa ngục' 2.000 năm tuổi ảnh 4

Modoribashi – Cây cầu đến địa ngục, kết nối thế giới thực với một thế giới khác. Đây là nơi phân định cái Tốt và cái Xấu. Theo truyền thuyết, cây cầu có ba vòm đá giống hệt nhau. Vòm ở giữa là nơi khảo nghiệm người chết, nhưng sẽ có nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính và tình trạng hôn nhân. Người Tốt đi qua cầu sẽ không gặp vấn đề, nhưng người Xấu sẽ bị rơi xuống bể bên dưới. Ngoài ra, khi du khách đến nơi đây, họ thường được khuyên đi qua hai cầu vàng bạc, vì theo tín ngưỡng địa phương, điều này sẽ đem lại may mắn tốt lành. Ảnh: Gisling

Nhìn gần 'thành phố trước cổng địa ngục' 2.000 năm tuổi ảnh 5

Một linh hồn mới chết đầu tiên phải băng qua cây cầu đánh giá phẩm hạnh, rồi trải qua Gương trừng phạt tại Cổng tra tấn trước khi được đầu thai hoặc chịu một loạt đau khổ khác để đến Bánh xe tái sinh. Du khách có thể đến tham quan thành phố trên thuyền hoặc đi bộ qua cầu để chiêm ngưỡng những bức tượng quỷ dữ bảo vệ thế giới tâm linh. Ảnh: Maximovich Nikolay

Nhìn gần 'thành phố trước cổng địa ngục' 2.000 năm tuổi ảnh 6

Sứ giả của Thiên đường và Địa ngục. Ảnh: DDTai

Nhìn gần 'thành phố trước cổng địa ngục' 2.000 năm tuổi ảnh 7

Quan sai dưới địa ngục. Người Trung Quốc tin rằng “trần sao âm vậy”. Một linh hồn sẽ phải qua xét xử mới có bản án cuối cùng. Linh hồn thuần khiết sẽ được trọng thưởng còn linh hồn tội lỗi sẽ bị tra tấn nặng nề. Ảnh: Chiva Congelado

Nhìn gần 'thành phố trước cổng địa ngục' 2.000 năm tuổi ảnh 8

Quỷ sứ nơi địa ngục làm nhiệm vụ tra tấn linh hồn. Ảnh: Rafael

Nhìn gần 'thành phố trước cổng địa ngục' 2.000 năm tuổi ảnh 9

Trừng phạt và tái sinh. Fendu trở thành thành phố của những ngôi đền, bức tượng Phật giáo, Đạo giáo, hướng đến một cuộc sống bất tử và trừng phạt kẻ xấu xa. Ảnh: Chiva Congelado.

Theo Theo Vnexpress
MỚI - NÓNG
Huyện miền núi Nam Trà My đề xuất xây thêm 15 thủy điện, có xã thêm... 8 thủy điện
Huyện miền núi Nam Trà My đề xuất xây thêm 15 thủy điện, có xã thêm... 8 thủy điện
TPO - Trên địa bàn hiện có 12 thủy điện, tuy nhiên huyện Nam Trà My (Quảng Nam) đề xuất thêm 15 thủy điện vì cho rằng, với tiềm năng về phát triển năng lượng tái tạo hiện có, kết cấu hạ tầng truyền tải điện cơ bản hoàn thiện với cấp điện áp 110kV, và nhu cầu tiêu thụ điện tương đối lớn nên việc đầu tư, phát triển nguồn điện trên địa bàn huyện hiện nay là rất cần thiết.