Nhiều địa phương khai tử truyền hình anten

Nhiều địa bàn lân cận Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng sẽ chuyển đổi từ truyền hình analog sang truyền hình số sớm một năm. Ảnh: Như Ý.
Nhiều địa bàn lân cận Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng sẽ chuyển đổi từ truyền hình analog sang truyền hình số sớm một năm. Ảnh: Như Ý.
TP - Trước đề xuất của Sở Thông tin truyền thông Hà Nội và TPHCM, Cần Thơ xin chuyển thời điểm tắt sóng truyền hình analog từ ngày 31/12/2015 sang ngày 31/12/2016.Tuy nhiên, đề xuất này đã bị bác bỏ.

Hôm qua, Ban chỉ đạo đề án số hóa truyền hình họp và bác đề xuất của Cần Thơ và giữ nguyên phương án tắt sóng trước 31/12/2015. Một số địa bàn lân cận 5 thành phố thực hiện số hóa giai đoạn một sẽ chuyển đổi sang truyền hình số sớm một năm so với lộ trình.

Theo lộ trình số hóa truyền hình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, việc tắt sóng truyền hình analog (truyền hình bắt bằng anten giàn, anten râu cắm trực tiếp vào tivi) sẽ theo bốn giai đoạn. Giai đoạn một, 5 thành phố trực thuộc trung ương gồm Hà Nội (trước đây), Hải Phòng, TPHCM, Cần Thơ, Đà Nẵng sẽ phải chuyển hoàn toàn từ truyền hình analog sang truyền hình số mặt đất vào năm 2015. Tiếp đó, năm 2016, 26 tỉnh, thành, trong đó có Hà Nội (mở rộng), Quảng Ninh, Thái Nguyên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Hậu Giang, sẽ chuyển đổi hoàn toàn.

Theo Ban chỉ đạo đề án số hóa truyền hình Việt Nam, các hộ nghèo, cận nghèo ở Đà Nẵng và bắc Quảng Nam sẽ được hỗ trợ 27 tỷ đồng để chuyển đổi từ truyền hình analog sang truyền hình số mặt đất.

Giai đoạn ba, năm 2018, 18 tỉnh tiếp theo sẽ chuyển đổi hoàn toàn. Năm 2020, 15 tỉnh trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên sẽ chuyển đổi, tiến tới cả nước dùng truyền hình số mặt đất. Riêng Đà Nẵng và bắc Quảng Nam sẽ thực hiện thí điểm, chuyển đổi hoàn toàn sang truyền hình số vào ngày 1/7/2015.

Với lộ trình trên, Hà Nội, TPHCM, Cần Thơ có văn bản kiến nghị chuyển thời điểm tắt sóng truyền hình analog vào ngày 31/12/2016, vì lo ngại chồng lấn sóng với địa phương lân cận. Tuy nhiên, theo Ban chỉ đạo đề án số hóa truyền hình, đề xuất này không phù hợp với lộ trình số hóa truyền hình đã được phê duyệt, đồng thời tạo ra khó khăn lớn về việc hỗ trợ kinh phí đầu thu cho hộ nghèo, cận nghèo (khoảng 672-693 tỷ đồng).

Khi tắt sóng truyền hình analog ở 5 thành phố lớn, một số địa bàn các tỉnh lân cận sẽ bị ảnh hưởng. Khi tắt sóng analog ở Hà Nội, người dân ở một phần Bắc Ninh, Phú Thọ, Hà Nam, Thái Nguyên,   không thể xem được một số kênh truyền hình chủ yếu như VTV1. Phương án được đưa ra là những khu vực này cũng chuyển đổi sang truyền hình số từ 31/12/2015.

Để giúp người dân ở 5 thành phố và các vùng lân cận thực hiện chuyển đổi trong năm 2015, dự kiến 260-268 tỷ đồng sẽ được dùng để hỗ trợ hơn 450 nghìn hộ nghèo và cận nghèo chuyển đổi đầu tiên. Hộ nghèo, hộ cận nghèo có đối tượng chính sách sẽ được hỗ trợ 100% trị giá đầu thu, hộ cận nghèo được hỗ trợ 80% trị giá đầu thu.

MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.