Ngày thứ tư xét xử ‘đại án’ Ngân hàng Xây dựng:

Nhiều bị cáo khai làm theo chỉ đạo của ông Phạm Công Danh

Phạm Công danh tại phiên tòa. Ảnh: Tân Châu
Phạm Công danh tại phiên tòa. Ảnh: Tân Châu
TPO - Phiên tòa bắt đầu từ 9 giờ 30 sáng, Tòa nêu lý do xử trễ hơn dự kiến vì ‘lý do riêng’. Ba bị cáo bị xác định đồng phạm với Phạm Công Danh trả lời HĐXX về hành vi của họ trong vụ án.

Sang ngày xét xử thứ tư, sáng nay (22/7), Hội đồng xử án vụ Phạm Công Danh và 35 đồng phạm gây thiệt hại cho Ngân hàng Xây Dựng (VBCB) 9 ngàn tỷ đồng tiếp tục xét hỏi các bị cáo.

Nội dung dung mà Tòa xét hỏi sáng nay tiếp tục vào phi vụ ‘Corebanking’ mà Phạm Công Danh và các đồng phạm gây thiệt hại 63 tỷ đồng và một số nội dung khác liên quan trong vụ án.

Bị cáo Lê Công Thảo (giám đốc trung tâm công nghệ thông tin VNCB) khi trả lời HĐXX đã xác nhận mình là người trực tiếp soạn thảo đề án nâng cấp đề án Corebanking.

Tuy nhiên, Lê Công Thảo cho rằng mình chỉ quản  lý bên mảng CNTT chứ không biết những hợp đồng VNCB ký với Cty An Phát và để thất thoát số tiền 63 tỷ đồng.

Lê Công Thảo cũng trả lời ‘không biết’ khá nhiều câu hỏi của HĐXX về đối tác của VBCN, việc ngân hàng đặt vào giám sát đặc biệt…

Tuy nhiên, Thảo thừa nhận  việc mình có ký ứng tiền cho An Phát và ‘thòng’ thêm rằng đó là làm theo chỉ đạo của Phạm Công Danh.

Vừa trả lời HĐXX vài câu, bị cáo Nguyễn Thị Kim Vân (giám đốc Cty Hương Việt)… bật khóc nức nở khi đứng trước vành móng ngựa. Chủ tọa liền cho bị cáo về chỗ và giải lao để bị cáo lấy lại bình tĩnh.

Sau khi giải lao, HĐXX tiếp tục xét hỏi bị cáo Vân, trả lời HĐXX Vân nói mình làm nhân viên tập đoàn Thiên Thanh với mức lương 7 triệu đồng/tháng. Đến tháng 12/2010 thì được Trung (em của Phạm Công Danh) nhờ làm giám đốc Cty Hương Việt.

Tháng 3/2013 được một cán bộ tổ kế toán VNCB gọi bị cáo lên ký hồ sơ chứ bị cáo không biết nội dung. Ông Danh nhờ bị cáo Vân ký hồ sơ với tư cách giám đốc, bị cáo chỉ được ký chứ không được xem. Bị cáo không biết tập đoàn làm ăn phi pháp, bị cáo chỉ làm giám đốc thuê hoàn toàn tin tưởng vào việc làm ăn công ty.

Bị cáo Hoàng Đình Quyết (phó giám đốc phụ trách VNCB chi nhánh Sài Gòn, giám đốc VNCB chi nhánh Lam Giang) trả lời HĐXX là Phạm Công Danh chỉ đạo làm việc với nhóm khách hàng. Bị cáo làm công việc mở các hợp đồng tiền gửi và theo dõi quản lý các hợp đồng đó tại chi nhánh VNCB chi nhánh Lam Giang .

Giải thích cho hành động chấp nhận lời chỉ đạo của Phạm Công Danh một cách ‘ngoan ngoãn’, Hoàng Đình Quyết biện dẫn vào thời điểm đó ngân hàng ít tiền, khi gặp nhóm khách hàng là khách VIP, cùng với áp lực thanh khoản của ngân hàng… nên dù  biết việc mình làm là sai nhưng vào thời điểm đó là quyết định ưu tiên trong công việc của bị cáo và của VNCB…

Chiều nay (22/7), phiên tòa tiếp tục với phần xét hỏi.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.