Nhật chỉ trích Trung Quốc 'đơn phương thay đổi hiện trạng'

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Konoảnh: Mofa Japan
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Konoảnh: Mofa Japan
TP - Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono vừa chỉ trích những hành động “đơn phương, cưỡng ép của Trung Quốc để thay đổi hiện trạng theo lý lẽ riêng của mình và không phù hợp với trật tự quốc tế hiện tại, chỉ vài ngày sau khi ông sang thăm Bắc Kinh.

“Trung Quốc đang tham gia những nỗ lực đơn phương và cưỡng ép để thay đổi hiện trạng theo lý lẽ riêng của mình và không phù hợp với trật tự quốc tế hiện tại”, ông Kono phát biểu tại Diễn đàn Doha, một hội nghị quốc tế diễn ra ở Qatar hôm 15/12. 

Ông Kono, được coi là người kế nhiệm tiềm năng Thủ tướng Shinzo Abe, nói Nhật Bản “lo ngại trước việc Trung Quốc tăng cường nhanh chóng sức mạnh quân sự của mình mà không minh bạch, bao gồm năng lực tên lửa và hạt nhân”, đài truyền hình NHK tường thuật. 

“Nguyên tắc pháp quyền đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với ổn định và an ninh toàn cầu, là giá trị được cộng đồng quốc tế, trong đó có Trung Quốc, chia sẻ”, ông Kono nói. Ông cho rằng các quốc gia không được phép mở rộng tầm ảnh hưởng của mình bằng vũ lực và “những kẻ hung hăng buộc phải trả giá”. 

 “Trong bối cảnh đối thoại an ninh Nhật Bản - Ấn Độ vừa diễn ra, tôi chỉ có thể coi đây là sự nhắc nhở rằng Trung Quốc không thể làm bất kỳ điều gì họ muốn, ở bất kỳ chỗ nào họ muốn”, bà Hiromi Murakami, giáo sư ngành quan hệ quốc tế tại ĐH Temple (Nhật Bản) nói, đề cập việc Nhật Bản và Ấn Độ tháng trước đồng ý tăng cường hợp tác an ninh song phương. 

“Nhật Bản cần hợp tác với các nước khác trong khu vực nếu muốn chống lại Trung Quốc. Tôi nghĩ “kiềm chế” Trung Quốc là một cụm từ mạnh, và Tokyo đang làm việc tích cực để làm điều đó cùng với Ấn Độ”, báo SCMP dẫn lời bà Murakami. 

Căng thẳng với Mỹ khiến Trung Quốc đang tăng cường quan hệ với các nước láng giềng. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến thăm Nhật Bản vào tháng 4 năm sau nhằm cải thiện quan hệ song phương vốn bị phủ bóng bởi vấn đề lịch sử và tranh chấp chủ quyền. 

Ông Jun Okumura, một nhà phân tích công tác tại Viện nghiên cứu toàn cầu Minh Trị, đồng ý rằng phát biểu trên của ông Kono là “khác thường”, nhưng ông cho rằng điều này phù hợp với quan điểm của Tokyo trong những vấn đề được nêu ra trong sách trắng quốc phòng công bố đầu năm nay. Trong tài liệu đó, Nhật Bản kêu gọi Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế đối với các cấu trúc trên biển Đông mà Trung Quốc đòi chủ quyền thái quá và quân sự hóa thành tiền đồn quân sự. 

Tờ báo chính thức của quân đội Trung Quốc vừa đưa tin quân đội nước này gần đây gia tăng diễn tập trên biển Đông để chuẩn bị cho “những cuộc đối đầu bất ngờ”.

MỚI - NÓNG
Sau kỳ nghỉ 5 ngày, chứng khoán diễn biến ra sao?
Sau kỳ nghỉ 5 ngày, chứng khoán diễn biến ra sao?
TPO - Kết thúc kỳ nghỉ lễ 5 ngày, chứng khoán trong nước sẽ trở lại giao dịch vào ngày mai (2/5). Dù VN-Index đã lấy lại mốc 1.200 điểm, nhưng chuyên gia cho rằng nhịp điều chỉnh chưa xác nhận kết thúc. Thị trường sẽ có các nhịp rung lắc, nhà đầu tư đang có tỷ trọng cổ phiếu lớn có thể tranh thủ nhịp hồi phục sắp tới để cơ cấu, hạ tỷ trọng về mức an toàn.
Quấy rối nhìn từ vụ ồn ào ở Nhã Nam
Quấy rối nhìn từ vụ ồn ào ở Nhã Nam
TPO - Sau vụ lùm xùm về quấy rối tình dục ở Nhã Nam, chắc hẳn nhiều doanh nghiệp cũng nhận ra tầm quan trọng của việc xây dựng một bộ quy tắc về ứng xử nội bộ và thường xuyên nâng cao nhận thức cho cán bộ nhân viên về quấy rối tình dục, không để đời sống riêng của cá nhân ảnh hưởng xấu tới tập thể và thương hiệu.