Nhận xét, lời giải môn Sử, Địa, Giáo dục công dân

Nhận xét, lời giải môn Sử, Địa, Giáo dục công dân
TPO - Các chuyên gia thực hiện giải đề bài thi tổ hợp khoa học xã hội gồm Lịch sử, Địa Lý, giáo dục công dân trong mùa thi THPT quốc gia 2019. 

LỜI GIẢI MÔN LỊCH SỬ MÃ ĐỀ 315 (nguồn Học mãi)

Nhận xét, lời giải môn Sử, Địa, Giáo dục công dân ảnh 1

LỜI GIẢI MÔN ĐỊA LÍ MÃ ĐỀ 315 (nguồn Học mãi)

Nhận xét, lời giải môn Sử, Địa, Giáo dục công dân ảnh 2
 

LỜI GIẢI MÔN GDCD MÃ ĐỀ 308 (nguồn Học mãi)

Nhận xét, lời giải môn Sử, Địa, Giáo dục công dân ảnh 3
 

Giáo viên nhận xét đề bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội

Cô giáo Lê Thị Hằng, Giáo viên môn Giáo dục Công dân, Trường THPT Cầu Giấy (Hà Nội) 

Đề hay, ngắn gọn, chuyển tải được đẩy đủ những kiến thức cơ bản học sinh cần nắm được. Những kiến thức này rất cần thiết cho học sinh khi bước vào cuộc sống, từ đó sẽ định hướng nhận thức và hành động của học sinh để phù hợp với quy định của pháp luật. 

Các câu hỏi tình huống rất sát thực với cuộc sống, thể hiện những vấn đề dư luận xã hội rất quan tâm, ví dụ như phòng chống tai nạn thương tích, phòng cháy chữa cháy, trật tự an toàn xã hội. Ngoài ra, đề còn mang lại cho học sinh những hiểu biết về quyền hạn và nghĩa vụ của công dân, giúp các em học sinh hiểu và sử dụng quyền đó đến đâu. Ví dụ có rất nhiều học sinh chưa đúng về quyền tự do ngôn luận, dẫn đến lạm dụng, ảnh hưởng xấu. Hoặc như vấn đề về bầu cử, không phải học sinh nào cũng nắm được đầy đủ quyền bầu cử. 

Vấn đề về an toàn giao thông cũng được đặt ra trong đề, đây là những vấn đề rất cần thiết mà các em cần phải nắm được để áp dụng vào cuộc sống sau này. Học sinh học những kiến thức này không chỉ để thi mà còn để hiểu và áp dụng trong cuộc sống, đồng thời còn tuyên truyền cho những người khác. 

Kiến thức của vừa sức với học sinh. Đáp ứng được những kiến thức cơ bản nhất để học sinh có thể vận dụng trong cuộc sống. Đề rõ ràng, ngắn gọn. 

Với đề này, phổ điểm cơ bản là 6-7, 8-9 cần có sự hiểu và nắm chắc kiến thức hơn. 

Đề có sự phân hóa, bám sát đề tham khảo của Bộ, vừa sức với học sinh. Theo tôi, đây là một đề hay, thể hiện được đầy đủ kiến thức trong các lĩnh vực, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục pháp luật cho công dân thời kỳ mới.

Các câu vận dụng nếu mở rộng phạm vi tình huống pháp luật sẽ có tính ứng dụng cao hơn nữa. Vì việc tuyên truyền, giáo dục  pháp luật cho học sinh nói riêng và công dân nói chung trong thời điểm hiện nay rất quan trọng. 

Cô giáo Vũ Thị Thanh, giáo viên môn Địa lý, Trường THPT Lý Thường Kiệt (Hà Nội)

Đề thi môn Địa năm nay bám sát chuẩn kiến thức của Bộ GD&ĐT, cấu trúc rõ ràng, sát với đề tham khảo với 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao. 

Nội dung của đề phù hợp với năng lực của học sinh, không quá khó, không đánh đố, song cũng đòi hỏi học sinh phải học nghiêm túc và có sự say mê bộ môn mới làm tốt được bài thi. Với học sinh trung bình, các em có thể hoàn thành tốt phần kiến thức trong Atlat, kiến thức kỹ năng và các câu hỏi dễ. 

Một số câu hỏi có mức độ phân hóa đòi hỏi học sinh phải có tư duy kỹ càng, đọc kỹ đề để tránh nhầm lẫn khi lựa chọn các phương án trả lời. 

Về nội dung trong Atlat, học sinh chỉ cần thành thạo các kỹ năng đọc Atlat, quan sát kỹ và so sánh các đối tượng địa lý được thể hiện trong Atlat là hoàn thành tốt được phần nội dung này. 

Về kỹ năng xử lý số liệu cũng không quá khó, học sinh chỉ cần nắm chắc được cách tính là các em sẽ trả lời các câu hỏi. 

Về phần lý thuyết, kiến thức bắt đầu có sự phân hóa, với những học sinh trung bình khá, các em có thể hoàn thành được 80% câu hỏi. Các câu hỏi khó trong đề tập trung chủ yếu vào vấn đề địa lý các ngành kinh tế và các vùng kinh tế, đòi hỏi học sinh phải nắm chắc kiến thức cơ bản và có khả năng vận dụng, liên hệ thức tế mới giải quyết được. 

Một số câu hỏi trong đề đã đề cập sâu tới những vấn đề thực tiễn ở một số vùng kinh tế, như câu 65, 73, 74, 79… (mã đề 301). Cụ thể là các vấn đề về khó khăn trong tự nhiên ở vùng Trung bộ, những giải pháp để phát huy thế mạnh của Đồng bằng Sông Cửu Long, vấn đề phát triển công nghiệp dầu khí ở Đông Nam bộ, phát triển cây công nghiệp ở trung du miền núi Bắc Bộ…

Với đề thi này, học sinh có thể đạt được mức độ từ 6-7 điểm, để đạt được điểm 8 trở lên cần học sinh phải thực sự đầu tư cho môn Địa lý. 

Đánh giá chung của tôi là đề thi hay và vừa sức với học sinh. 

Cô Lê Thị Mỹ Dung, giáo viên môn Lịch sử, Trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội)

Về mặt tổng thể, đề thi khoa học, cơ bản, đều là những kiến thức trọng tâm cả lớp 11 và 12. Từ câu 30 đến câu 40 có độ phân hóa cao. Đây là những câu hỏi khó dành cho những học sinh học thật chắc kiến thức và có kiến thức rộng thì mới có thể làm tốt những câu hỏi này.

Từ câu 1 đến câu 30, về cơ bản đều ở 2 mức độ: Nhận biết và thông hiểu nên HS sẽ làm tốt nhất ở những câu này. Chính vì vậy, phổ điểm nhiều nhất sẽ rơi vào khoảng 5 - 6 điểm.

Đề thi năm nay không bắt học sinh ghi nhớ nhiều sự kiện về ngày, tháng nhưng yêu cầu học sinh phải học chắc kiến thức và phải biết khái quát cũng như sâu chuỗi, liên hệ các sự kiện lịch sử, phát huy được năng lực của học sinh.

Theo tôi, đề thi năm nay còn ít câu liên hệ thực tế, cập nhật, điều này sẽ làm mất đi tính thời sự của đề, một trong những yếu tố cần thiết của một đề thi lịch sử, để có thể đáp ứng được xu thế hiện nay. 

Với đề thi này sẽ không có nhiều học sinh đạt điểm tuyệt đối.

MỚI - NÓNG
Phó Chủ tịch Cần Thơ: Báo cáo hằng ngày nhưng 'gỡ hoài không ra'
Phó Chủ tịch Cần Thơ: Báo cáo hằng ngày nhưng 'gỡ hoài không ra'
TPO - Dù cố gắng dồn sức tháo gỡ ngay đầu năm, tháo gỡ cơ chế chính sách, làm cật lực nhưng quy mô nền kinh tế vẫn không tăng hơn nhiều so với các năm trước. Điều đó, cho thấy sự lớn mạnh của thành phố vẫn còn chậm, các bước nhịp chưa được nhanh, chưa có hoạt động đột phá để nâng cao giá trị…