Nhà vườn trồng hoa ở Đà Lạt thấp thỏm trước COVID-19

Địa lan Đà lạt đang độ đẹp nhất
Địa lan Đà lạt đang độ đẹp nhất
TPO - Nhiều loài hoa độc đáo, mới lạ được trồng thành công ở TP. Đà Lạt, sẵn sàng phục vụ thị trường Tết Nguyên đán. Tuy nhiên do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhà vườn không khỏi lo lắng đầu ra của hoa Tết.

Sáng 1/2, Phòng Kinh tế TP Đà Lạt cho biết tổng diện tích trồng các loại hoa để phục vụ thị trường dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu của TP. Đà Lạt là hơn 1.500 ha. Đà Lạt sản xuất hoa quanh năm với trên 400 loài hoa (hàng ngàn giống). Riêng vụ hoa Tết, nhà vườn chủ yếu trồng hoa lan, lily, lay ơn, hoa hồng, cẩm chướng, cát tường, đồng tiền…, trong đó hoa cúc được trồng nhiều nhất với 680 ha.   

Nhà vườn trồng hoa ở Đà Lạt thấp thỏm trước COVID-19 ảnh 1 Trang trí các chậu lan hồ điệp.

Chỉ còn 10 ngày nữa là đến Tết nguyên đán nên người trồng hoa tất bật chăm sóc, đưa hoa ra thị trường. Đa số các loài hoa nở đúng Tết, hầu như loài nào cũng có giống mới để đáp ứng nhu cầu “săn” hoa đẹp, độc, lạ chưng Tết của người yêu hoa. Hiện nhiều loại hồng, tulip, địa lan, lan hồ điệp, huệ bốn phương, lily cánh kép, cúc tua rua… đã được đưa xuống phố và ra chợ hoa cho khách hàng lựa chọn.

Nhà vườn trồng hoa ở Đà Lạt thấp thỏm trước COVID-19 ảnh 2 Cúc giống mới.

Nhà vườn khấp khởi mừng vì hoa được mùa, chất lượng khá tốt. Thế nhưng, đột nhiên, dịch bệnh COVID-19 lại xảy ra ở nhiều tỉnh thành, trong đó có những địa phương vốn tiêu thụ nhiều hoa Tết của Đà Lạt như Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM… khiến đầu ra của hoa Tết gặp khó khăn. Tâm lý của người tiêu dùng ở các tỉnh thành khác cũng bị ảnh hưởng vì lo sợ dịch sẽ lan rộng.

Một số chủ vựa kinh doanh hoa tại Phường 5 và Phường 11 (TP. Đà Lạt) cho hay, 10 ngày trước, nhiều thương lái gọi điện đặt hàng số lượng lớn các loại hoa lily, cúc, hoa hồng, lay ơn… để cung ứng cho các tỉnh phía Bắc. Thế nhưng, 4 ngày nay, đã có một số bạn hàng xin tạm hoãn, chờ xem dịch COVID-19 diễn biến ra sao.

Nhà vườn trồng hoa ở Đà Lạt thấp thỏm trước COVID-19 ảnh 3 Tulip thường đắt hàng dịp Tết.

Theo Hiệp hội hoa Đà Lạt, từ sau Tết Nguyên đán Canh Tý đến nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, việc tiêu thụ các loại hoa của Đà Lạt giảm từ 40-80%; vào các tháng 3 và 4/2020, chỉ tiêu thụ được khoảng 20% - 30% sản lượng; đặc biệt trong giai đoạn cách ly xã hội, 90% sản lượng hoa của ở địa phương phải đổ bỏ hoặc ủ làm phân.

Ông Phan Thanh Sang, Chủ tịch Hiệp hội Hoa Đà Lạt cho biết Hội đã phối hợp xúc tiến quảng bá hoa Đà Lạt, nhất là trên mạng xã hội Facebook; thông báo kịp thời tình hình diễn biến thị trường để những người sản xuất và kinh doanh hoa có kế hoạch điều tiết.

Nhà vườn trồng hoa ở Đà Lạt thấp thỏm trước COVID-19 ảnh 4 Hồng bonsai được "săn" làm quà tặng

Hiệp hội Hoa cũng đã có công văn gửi các Sở Công thương Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM… nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện để các phương tiện chở hoa tươi của Đà Lạt vào khu vực nội đô trong dịp Tết Tân Sửu 2021; tránh tình trạng xe chở hoa bị ùn tắc khiến chất lượng hoa giảm sút.

Nhà vườn trồng hoa ở Đà Lạt thấp thỏm trước COVID-19 ảnh 5 Cát tường cánh đơn giống mới.
Nhà vườn trồng hoa ở Đà Lạt thấp thỏm trước COVID-19 ảnh 6 Delphinium được trồng thành công tại Đà Lạt
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.