Nhà máy Ấn Độ đủ khả năng sản xuất tiêm kích thế hệ 5

Ảnh: Tass
Ảnh: Tass
TPO - Một nhà máy của Ấn Độ đủ khả năng chế tạo tiêm kích thế hệ thứ 5, dự án mà Moscow và New Delhi nỗ lực đạt được thỏa thuận trong thời gian khoảng 10 năm.

Một nhà máy của Tập đoàn Hindustan Aeronautics Limited (HAL)/Ấn Độ tại thành phố Nashik/Ấn Độ (bang Maharashtra) đang chuẩn bị sản xuất tiêm kích đa năng Su-30MKI, có thể được sử dụng để chế tạo máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 (FGFA), ông Suvarna Raju – lãnh đạo của Tập đoàn này thông báo.

Trước đó, hãng tin Defense News dẫn một nguồn tin cấp cao trong lực lượng Không quân Ấn Độ cho biết, New Delhi muốn chấm dứt hợp tác với Moscow trong sản xuất FGFA với lý do “dự án có các thông số thua xa F-35 của Mỹ”.

“Chắc chắn, nhà máy sẽ được sử dụng để chế tạo FGFA. Để làm được việc đó thì nó phải được mở rộng hơn nữa. Chúng tôi cần đầu tư rất lớn”, ông Suvarna Raju cho biết trên kênh truyền hình NDTV.

Ông Suvarna Raju cũng nhấn mạnh rằng, Su-30MKI và FGFA có nhiều điểm tương đồng về cấu trúc. Ngoài ra, theo ông Suvarna Raju, nhà máy HAL được trang bị khá đấy đủ để chế tạo tiêm kích thế hệ thứ 5, dự án mà Moscow và Delhi nỗ lực đạt được thỏa thuận trong thời gian khoảng 10 năm.

Dự án FGFA là một phần của chính sách “Make in India” do Chính phủ hiện tại của Ấn Độ tiến hành. Tham gia phía Nga là nhà chế tạo máy bay mang tên Sukhoi, còn phía Ấn Độ là Công ty Hindustan Aeronautics.

Phó Giám đốc Cơ quan Liên bang về hợp tác quân sự, ông Vladimir Drozhzhov trước đó đã thông báo với RIA Novosti rằng, Nga và Ấn Độ đã đạt được thỏa thuận dự án hợp tác cùng sản xuất máy bay tiêm kích, phía Nga đã sẵn sàng ký kết thỏa thuận này.

Trước đó, hãng Economic Times thông báo, thỏa thuận về các hoạt động thiết kế – thử nghiệm sẽ có giá trị trong 6 năm, còn Ấn Độ và Nga đang đầu tư 4 tỷ USD để thiết kế nguyên mẫu của FGFA. Hơn nữa, tổng trị giá của sản xuất 127 tiêm kích loại này dự tính khoảng 25 tỷ USD.

Theo Theo RIA Novosti
MỚI - NÓNG