Nguy cơ 'kịch bản Libya' cho Syria

Nguy cơ 'kịch bản Libya' cho Syria
TPO - Trong khi cuộc chiến Libya chưa kết thúc thì ngay trên đất nước Syria, tình hình bất ổn chính trị đang khiến người ta nghĩ tới một kịch bản tương tự Libya có thể xảy ra.

> Sau Libya lại đến Syria?

Lá cờ Syria xuất hiện trong các cuộc biểu tình tại nước này. Ảnh: Reuters
Lá cờ Syria xuất hiện trong các cuộc biểu tình tại nước này. Ảnh: Reuters.

Hai quốc gia, một kịch bản

Từ tháng năm, các cuộc biểu tình chống lại tổng thống Assad diễn ra dày đặc hơn, kéo theo hàng trăm người thiệt mạng. Quân đội của ông Assad cùng các vũ khí chiến đấu hạng nặng bắt đầu truy lùng những nhà hoạt động của phe đối lập ở hai huyện thuộc tỉnh Hama. Trong ngày 30 - 8, bốn người biểu tình bị quân đội Syria bắn chết tại khu vực nhà thờ Hồi giáo ở thị trấn al-Hara.

Chế độ của tổng thống Assad dẫn đến sự lan rộng của các cuộc biểu tình đã châm ngòi cho cuộc nội chiến Syria. So với sức mạnh quân đội của Libya, quân đội Syria mạnh gấp bốn lần. Họ có hàng trăm tên lửa không kích, do đó tự tin hơn trong việc đàn áp người biểu tình.

Đại tá Gaddafi (Libya) và tổng thống Assad (Syria) bị công chúng phản đối mạnh mẽ. Ảnh: Getty Images.
Đại tá Gaddafi (Libya) và tổng thống Assad (Syria) bị công chúng phản đối mạnh mẽ. Ảnh: Getty Images..

Cuộc chiến Libya mở đầu bằng cuộc tấn công của quân nổi dậy tại thủ đô Tripoli. Còn tại Syria, các cuộc biểu tình lớn đang lan rộng ở thủ đô Damascus, buộc những lực lượng kiểm soát phải dùng đến máy bay trực thăng đàn áp.

Libya bị các nước nhòm ngó, vì đây là nước sản xuất dầu mỏ lớn thứ tư ở châu Phi và là một trong những nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất tại châu lục này. Còn Syria được mệnh danh là “rốn dầu” của thế giới với hàng trăm tỷ m3 và trữ lượng khí đốt. Rất có thể, một kịch bản tương tự cho "bài toán kinh tế" sẽ xảy ra với cả hai nước đang khủng hoảng chính trị này.

Thảm sát

Liên Hợp Quốc cho biết, 2.200 người biểu tình Syria thiệt mạng vì bị quân đội Syria đàn áp từ tháng ba năm nay. Tổ chức Ân xá Quốc tế, ngày 31 - 8, cho biết, trong nhiều năm qua, lực lượng an ninh Syria đã sử dụng nhiều hình thức tra tấn dã man như đánh đập, dội nước sôi, phóng điện... vào người biểu tình bị bắt giữ. 10 trẻ em trong số 88 người bị chết trong năm tháng bị giam giữ vừa qua.

Nếu như ở Libya, người ta tìm thấy một hố chôn 50 xác chết bị đốt cháy ở dinh thự của ông Gaddafi thì ở Syria nhiều hố chôn tập thể được tìm thấy ở phía nam thành phố Deraa.

Hố chôn 50 nạn nhân bị đốt cháy ở thủ đô Tripoli, Libya. Ảnh: Reuters.
Hố chôn 50 nạn nhân bị đốt cháy ở thủ đô Tripoli, Libya. Ảnh: Reuters..

Đến nay, hơn 400 người thiệt mạng và trên 2.000 người bị thương tại cuộc chiến Libya. Còn tại Syria, khoảng 12.000 - 15.000 người bị lực lượng an ninh Syria giam giữ. Tổ chức Ân xá quốc tế cho biết, họ đã có danh sách 1.800 người biểu tình bị giam giữ ở đất nước này.

Các nhà báo nước ngoài ở Syria chưa bị bắt giữ như 35 nhà báo bị giam giữ ở khách sạn Riox (Tripoli, Libya) nhưng họ bị lực lượng Syria ngăn chặn từ xa, hạn chế thông tin chiến sự xuất hiện trên các phương tiện truyền thông.

Sức ép

Ngày 30 - 8, Bộ Tài chính Mỹ áp đặt lệnh cấm vận đối với Ngoại trưởng Syria Walid Muallem cùng hai quan chức chóp bu khác của quốc gia Trung Đông này, đồng thời tăng cường sức ép mới đối với chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad.

Ngay từ đầu tháng tám, Mỹ, Pháp Đức kêu gọi tổng thống Assad dừng ngay các hành động bạo lực nếu không muốn có một kết cục là một phiên tòa xử án. Tuy nhiên, ông Assad đáp lại rằng, lời kêu gọi từ chức đó hoàn toàn vô giá trị

Lời kêu gọi tổng thống Assad từ chức là vô giá trị. Ảnh: Reuters
Lời kêu gọi tổng thống Assad từ chức là vô giá trị. Ảnh: Reuters

Ngoài ra, Israel và Thổ Nhĩ Kỳ cũng phản ứng mạnh trước những động thái của quân đội Syria. Hiện tại, Thổ Nhĩ Kỳ đang đối mặt với những dòng người tị nạn đến từ Syria. Giờ đây, chỉ có Iran là đồng minh duy nhất của Syria.

Phe đối lập Syria đã họp bàn việc thành lập hội đồng quốc gia, nhằm tập hợp tất cả các cộng đồng Syria khác nhau. Hội đồng bao gồm hơn 100 thành viên, với tám bộ phận chuyên trách ngoại giao, chính trị, kinh tế, thông tin...

Cuộc chiến Syria 2011 có thể là đẫm máu nhất ở Trung Đông nhưng không ai biết được cuộc chiến này có làm thay đổi được số phận nước này hay không.

Nguyễn Thủy
Tổng hợp

Theo Dịch
MỚI - NÓNG
Sương mù bao phủ khắp TPHCM
Sương mù bao phủ khắp TPHCM
TPO - Sáng nay 12/12, người dân TPHCM đón ngày mới trong thời tiết mát mẻ, nắng yếu nhưng sương mù tiếp tục bao phủ nhiều nơi. Tham khảo trên ứng dụng quan trắc không khí Air Visual cho thấy, nhiều khu vực tại TPHCM có điểm đo chất lượng không khí không tốt cho sức khỏe.