Nhờ vay được nguồn vốn lãi suất thấp, ông Phan Minh Tuấn (bên phải) đầu tư mở rộng mô hình nuôi lươn với mức thu nhập hơn 240 triệu đồng/năm |
“Chiếc phao cứu sinh” của người lao độngÔng Tăng Đông Khoa - chủ kinh doanh tạp hóa tại khu vực 2, phường 1, TP Vị Thanh, cho biết, sau 2 năm gần như không hoạt động vì dịch COVID-19, ông không còn vốn để nhập thêm hàng hóa để kinh doanh, kinh tế gia đình thiếu trước hụt sau. Trong lúc kinh tế gia đình bế tắc, định phải vay tín dụng đen để nhập hàng hóa thì ông được NHCSXH xét cho vay 100 triệu đồng theo chương trình cho vay phục hồi sản xuất sau dịch COVID-19 với lãi suất rất thấp (chỉ hơn 7%/năm).
Từ nguồn vốn này, ông đã gây dựng lại tiệm tạp hóa, đến nay cuộc sống gia đình đã tạm ổn, tôi cũng vừa tích lũy đủ số tiền để trả đáo hạn nợ ngân hàng.Tuy ở gần chợ Vị Thanh nhưng do nhà trong đường nhỏ không thuận tiện cho việc buôn bán, nên ông Phan Minh Tuấn ở khu vực 3, Phường 3, TP Vị Thanh, chọn mô hình nuôi lươn làm nguồn thu nhập chính cho gia đình. “Nghề nuôi lươn không chỉ cần nắm vững kỹ thuật, mà cần phải có nguồn vốn để xây dựng hồ nuôi, mua con giống, thức ăn cho lươn.
Trong 2 năm xảy ra dịch COVID-19, nghề nuôi lươn cũng phải tạm nghỉ vì không có đầu ra, kinh tế gia đình rất chật vật. Sau dịch COVID-19, gia đình muốn phục hồi nghề này thì lại không có vốn tái đầu tư”, ông Tuấn tâm sự.Qua xem xét thấy được khó khăn của gia đình, NHCSXH đã xét cho gia đình vay 100 triệu đồng từ chương trình cho vay phục hồi sản xuất sau dịch COVID-19 với lãi suất thấp.
Có được đồng vốn quý giá này, ông đã xây hồ nuôi, học tập kỹ thuật tự sản xuất lươn giống để phục vụ nuôi lươn thịt và bán con giống.“Nhờ vậy, đến nay gia đình tôi đã phát triển được 10 hồ nuôi lươn với tổng diện tích gần 100m², mỗi năm thu hoạch 3 vụ, mỗi vụ khoảng 1 tấn lươn thịt, tổng thu nhập/năm đạt 240 triệu đồng; đó là chưa kể tiền bán lươn giống khoảng 10 triệu đồng/năm. Với mức thu nhập như hiện nay, gia đình tôi gồm 4 nhân khẩu cũng tạm ổn”, ông Tuấn cho hay.Là lao động có việc làm ổn định nhưng dù đã tằn tiện hàng chục năm qua nhưng ông Hồng Quốc Nam vẫn không đủ khả năng để xây dựng mái ấm cho gia đình nhỏ của mình.
Ông Nam chia sẻ, dù được gia đình bố mẹ cho nền tái định cư ở khu vực 2, phường 4, TP Vị Thanh nhưng tiền xây nhà thì chưa tích lũy đủ. Nếu vay NHTM tầm khoảng 500 triệu đồng thì tiền trả góp hàng tháng cũng lên đến hàng chục triệu đồng, thu nhập không đảm bảo để trả nợ.“Trước khó khăn đó, tôi được NHCSXH xét cho vay theo chương trình xây nhà mới theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ với số tiền 500 triệu đồng, lãi suất 4,8%/năm, thời hạn vay lên đến 25 năm. Với mức vay này, số tiền trả lãi và gốc hàng tháng chỉ khoảng 3,6 triệu đồng, phù hợp với thu nhập của tôi. Cùng với số tiền được vay lãi suất thấp và vốn tích lũy được, tôi đang xây dựng hoàn thiện căn nhà với giá trị hơn 700 triệu đồng. Nếu không có gói vay hỗ trợ này, không biết cho đến khi nào tôi mới xây được nhà”, ông Nam vui mừng chia sẻ.
Điểm sáng trong thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP
Phó Giám đốc chi nhánh NHCSXH tỉnh Hậu Giang Nguyễn Minh Vương cho biết: Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, đến hết tháng 11/2023, chi nhánh NHCSXH tỉnh Hậu Giang đã thực hiện giải ngân đạt 100% nguồn vốn NHCSXH Trung ương giao. Để có thể về đích sớm hơn quy định hơn 1 tháng là nhờ sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và sự đồng hành của các cấp chính quyền, đoàn thể ở địa phương; sự đồng thuận của các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác và ban quản lý Tổ tiết kiệm vay vốn.
Bên cạnh đó, chi nhánh chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với chính quyền địa phương các cấp và trưởng ấp/khu vực, thực hiện thông tin tuyên truyền các chủ trương chính sách tín dụng ưu đãi đến mọi người dân thụ hưởng.Ngay sau khi được NHCSXH Trung ương thông báo giao vốn, chi nhánh đã tham mưu cho UBND tỉnh về việc chuyển bổ sung vốn ngân sách để ủy thác cho vay; phân bổ chỉ tiêu kế hoạch tín dụng kịp thời cho các đơn vị.
Đồng thời, chỉ đạo các Phòng giao dịch trực thuộc rà soát, tổng hợp nhu cầu vốn các chương trình tín dụng theo Nghị quyết số 11/NQ-CP và trình UBND các cấp phê duyệt. Nhờ triển khai sớm và công tác phối hợp tốt, cùng với việc thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các tổ vay vốn, nhờ đó mà đến hết tháng 11/2023, chi nhánh đã hoàn thành mục tiêu giải ngân các chương trình cho vay theo Nghị quyết số 11/NQ-CP.Đến ngày 07/12/2023, chi nhánh đã thực hiện giải ngân đạt 100% chỉ tiêu kế hoạch được giao với dư nợ đạt gần 553 tỷ đồng.
Trong đó, cho vay hỗ trợ tạo việc làm duy trì và mở rộng việc làm, dư nợ hiện đạt 390 tỷ đồng, tạo việc làm cho 11.504 lao động; Cho vay để mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa nhà để ở theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP với số trên 127 tỷ đồng, giúp cho 327 hộ gia đình được vay vốn; Cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn mua máy tính phục vụ học tập trực tuyến với dư nợ 17,6 tỷ đồng, giúp cho 1.852 em học sinh đủ điều kiện học trực tuyến; Cho vay cơ sở giáo dục mầm non tiểu học ngoài công lập do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, dư nợ 505 triệu đồng giúp cho 11 cơ sở giáo dục cải tạo, sửa chữa mua mới đồ dùng trang thiết bị học tập; Cho vay Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 1 từ năm 2021 - 2025 dư nợ đạt 17,3 tỷ đồng cho 451 hộ gia đình thụ hưởng.Đồng thời, chi nhánh NHCSXH tỉnh Hậu Giang hỗ trợ lãi suất 2%/năm đối với các khoản vay có lãi suất cho vay trên 6%/năm được giải ngân từ ngày 01/01/2022 đến 31/10/2023 cho 54.060 lượt khách hàng vay vốn với số tiền thực hiện hỗ trợ cho khách hàng trên 32 tỷ đồng.