Người hùng bé nhỏ về chiến tranh Việt Nam

TPO - Có vóc dáng thấp bé, nhưng Nick Út được coi là người hùng thực sự giữa đời thường với những bức ảnh gây chấn động về chiến tranh Việt Nam, đặc biệt là tác phẩm “Em bé Napalm”.

Sinh ra tại Việt Nam, Nick Út bắt đầu chụp ảnh cho AP từ lúc 16 tuổi, sau khi anh trai ông là Huỳnh Thanh Mỹ (phóng viên ảnh của AP) thiệt mạng trong chiến tranh. Bản thân Nick Út cũng bị thương ba lần.

Người hùng bé nhỏ về chiến tranh Việt Nam ảnh 1

Nick Út vẫn đang làm việc cho AP tại Los Angeles.

Nick Út được quốc tế công nhận với bức ảnh chụp Phan Thị Kim Phúc, cô bé 9 tuổi trong bức ảnh có tiêu đề “Chạy khỏi vụ tấn công bom Napalm” chụp ngày 8/6/1972 trên quốc lộ gần Trảng Bàng, cách Sài Gòn khoảng 40km về phía Tây Bắc.

Cô bé bị trúng bom napalm và bị cháy sém da thịt. Nick Út bỏ máy ảnh xuống và giúp đưa Kim Phúc tới trạm xá xã, nơi các bác sỹ và y tá đã cứu sống cô. Bức ảnh đoạt giải Pulitzer này đã được được xuất bản trên trang nhất trên toàn thế giới và trở thành một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất của cuộc chiến tranh. Kim Phúc hiện nay đang sống ở Toronto, Canada và Nick Út vẫn liên lạc với Kim Phúc trong từng đó năm.

Người hùng bé nhỏ về chiến tranh Việt Nam ảnh 2

Bị bỏng nặng trong cuộc tấn công bằng bom Napalm, trẻ em chạy gào thét kêu cứu dọc đường 1 gần Trảng Bàng, phía sau là lính của Sư đoàn 25 của Việt Nam Cộng hòa ngày 8/6/1972. Cô bé Kim Phúc, 9 tuổi, (ở giữa) đã cởi quần áo bị cháy trong khi chạy trốn. Những trẻ em khác (từ trái) là anh của cô Phan Thanh Tâm, người bị mất một mắt và Phan Thanh Phước và anh em họ Hồ Văn Bốn và Hồ Thị Ting. Bức ảnh này của Nick Ut đã giành được giải Pulitzer cho ảnh thời sự năm 1973.

Nói về Nick Út, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc AP Gary Pruitt, cho rằng Nick Út “dáng người có thể thấp, nhưng bức ảnh biến ông ấy thành người khổng lồ”.

Ngoài Nick Út, nhiều phóng viên khác của AP đã dũng cảm dấn thân vào chiến trường để ghi lại và truyền đi khắp thế giới những hình ảnh chân thực về chiến tranh Việt Nam.

Người hùng bé nhỏ về chiến tranh Việt Nam ảnh 3

Bị cơn mưa đầu mùa bất chợt, một bộ phận của đại đội gồm khoảng 130 lính Nam Việt Nam di chuyển dọc sông trên những chiếc thuyền nhỏ trong một cuộc tấn công.

Ông Richard Pyle, phóng viên và sau đó là trưởng văn phòng AP tại Sài Gòn trong giai đoạn 1968-1973 cho biết, báo chí đã phải trả giá đắt khi tiếp cận chiến trường ở Việt Nam. Cho đến khi chiến tranh kết thúc, ít nhất 75 phóng viên từ 16 nước bị chết hoặc mất tích và được cho là đã chết, trong số đó có 34 thiệt mạng tại Việt Nam, 37 tại Campuchia và 4 tại Lào. Trong đó có 20 người từ Mỹ,  Pháp và Nhật Bản mỗi nước 14 người.

Người hùng bé nhỏ về chiến tranh Việt Nam ảnh 4 Máy bay trực thăng Mỹ bay phía trên bắn súng máy vào các hàng cây yểm trợ cho lính bộ binh Nam Việt Nam. 

Bốn trong số những phóng viên thiệt mạng là phóng viên ảnh của AP  hy sinh vì trực thăng bị bắn rơi.

Theo ông Pyle, những cái chết của các phóng viên ảnh này dù bi thảm nhưng cho thấy sự thật đặc biệt về chiến tranh Việt Nam. Chiến tranh Việt Nam thường được miêu tả là “cuộc chiến đầu tiên trên truyền hình”, còn báo chí ảnh truyền thống đã đạt được mức độ mới về sự nổi trội, ghi lại cuộc chiến tranh với kịch tính và hiệu ứng hình ảnh lớn hơn bao giờ hết mà con người từng được chứng kiến trước đó.

Người hùng bé nhỏ về chiến tranh Việt Nam ảnh 5 Ông Richard Pyle, phóng viên và sau đó là trưởng văn phòng AP tại Sài Gòn trong giai đoạn 1968-1973 

Ông Pyle cho biết, trong thời kỳ này, phóng viên được đưa tin công khai và trung thực hơn về các cuộc chiến tranh trước đó, nhưng điều này cũng dẫn đến căng thẳng nghiêm trọng giữa các quan chức và các phóng viên. Một số người cáo buộc báo chí làm tổn hại đến nỗ lực quân sự và thậm chí cáo buộc báo chí là “ủng hộ kẻ địch”.

Triển lãm “Việt Nam - Cuộc chiến tranh qua ảnh” của AP khai trương hôm nay tại số 45 Tràng Tiền, Hà Nội. Hơn 50 bức ảnh của các phóng viên AP được trưng bày cho tất cả mọi người vào cửa miễn phí từ ngày 12-26/6. Các bức ảnh sau đó sẽ được tặng lại cho Bảo tàng Lịch sử quân đội Việt Nam.

MỚI - NÓNG