Người dân trải nghiệm tuyến đường dành riêng cho xe đạp ở Thủ đô

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Sáng 1/2, Tập đoàn Trí Nam và Sở GTVT Hà Nội đã tổ chức lễ khai trương tuyến đường dành cho xe đạp đầu tiên ở dọc sông Tô Lịch. 

Tại lễ khai trương, ông Đỗ Bá Quân, Tập đoàn Trí Nam nhấn mạnh về mức hiệu quả của xe đạp công cộng ở Thủ đô đang được đánh giá là tốt nhất cả nước.

Người dân trải nghiệm tuyến đường dành riêng cho xe đạp ở Thủ đô ảnh 1
Người dân hào hứng trải nghiệm tuyến đường ngay khi được đưa vào sử dụng.

"Việc triển khai tuyến đường dành riêng cho xe đạp này là một điểm nhấn để chúng tôi tin tưởng rằng dịch vụ xe đạp công cộng sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa", ông Quân thông tin.

Theo ông Quân, làn đường dành cho xe đạp tuyến sông Tô Lịch đã được ưu tiên để xây dựng làn đường riêng cho xe đạp trước. Sau đó sẽ nhân rộng sang những tuyến khác đủ điều kiện về hạ tầng như ở làn đường quanh công viên Hòa Bình - đường Hoàng Minh Thảo và tiếp sau đó là các tuyến khu vực Thanh Xuân, Nam Từ Liêm,...

Phát biểu tại lễ khai trương, ông Trần Hữu Bảo, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải cho rằng, tuyến xe đạp ưu tiên này có điểm khác là toàn bộ các điểm đều đặt ở gần các trạm xe buýt, đồng thời phục vụ kết nối ga Láng (đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông) và ga số 8 của tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội. Việc tuyến đường này được triển khai sẽ đem lại hiệu quả vượt bậc trong việc kết nối, hỗ trợ giữa hai tuyến metro.

Người dân trải nghiệm tuyến đường dành riêng cho xe đạp ở Thủ đô ảnh 2

Ông Trần Hữu Bảo, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận Tải phát biểu khai trương tuyến đường dành cho xe đạp đầu tiên tại Hà Nội.

"Trên tuyến này chúng tôi bố trí 7 vị trí xe đạp công cộng, kết nối giữa đường đi xe đạp với các tuyến xe bus, đường sắt đô thị. Trong thời gian tới Sở giao thông vận tải tiếp tục phối hợp các ban ngành, địa phương rà soát các hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông để những tuyến đủ điều kiện sẽ tiếp tục tổ chức làn đường ưu tiên cho xe đạp. Tạo thói quen cho người dân Thủ đô sử dụng phương tiện công cộng, bảo vệ môi trường cũng như góp phần giảm thiểu sử dụng phương tiện cá nhân, khuyến khích sử dụng phương tiện công cộng nhằm giảm thiểu ùn tắc giao thông", ông Bảo đánh giá.

Làn đường dành cho xe đạp tuyến sông Tô Lịch có chiều dài 2300m, rộng 4m, dự kiến được cải tạo thành làn đường dành cho xe đạp đi hai chiều rộng 3m, 1m còn lại dành cho người đi bộ từ Ngã tư sở đến Cầu giấy. Đây là tuyến đường dọc sông Tô Lịch, kết nối Ga Lê Hồng Phong với Ga số 8 của đường sắt đô thị Hà Nội. Đồng thời trên tuyến cũng kết nối với 11 tuyến xe bus.

Người dân trải nghiệm tuyến đường dành riêng cho xe đạp ở Thủ đô ảnh 3

Tuyến đường dành cho xe đạp dọc sông Tô Lịch là tuyến đường dành riêng cho xe đạp đầu tiên trên địa bàn cả nước.

Người dân trải nghiệm tuyến đường dành riêng cho xe đạp ở Thủ đô ảnh 4

Việc có làn đường dành riêng cho xe đạp sẽ thúc đẩy mảnh ghép giao thông công cộng này phát triển.

Người dân trải nghiệm tuyến đường dành riêng cho xe đạp ở Thủ đô ảnh 5
Với đề xuất mới, Hà Nội dự kiến chuyển tuyến từ dành cho người đi bộ thành cho xe đạp và đi bộ. Đường cho xe đạp đi hai chiều, rộng 3 m, nằm sát bờ sông. Đường cho người đi bộ rộng 1m.

Đây là tuyến đường ưu tiên đầu tiên trên địa bàn Thủ đô, nhằm đảm bảo thói quen cho người dân sử dụng vận tải công cộng nói chung cũng như là sử dụng phương tiện xe đạp công cộng nói riêng. Kết nối các loại hình vận tải hành khách công cộng như đường sắt đô thị, xe bus, xe đạp. Đây cũng là tuyến xe đạp tạo thói quen cho người dân Thủ đô sử dụng phương tiện xanh.

Trước đó, tháng 11/2023, Sở GTVT Hà Nội đã đề xuất tổ chức hai tuyến đường dành cho xe đạp. Tuyến thứ nhất được Sở GTVT Hà Nội đề xuất là tuyến đường dọc sông Tô Lịch; tuyến thứ hai là tuyến đường nằm xung quanh công viên Hòa Bình - đường Hoàng Minh Thảo.

MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.