Ngỡ ngàng trước cảnh lợn bướu ngang nhiên cướp bữa ăn của báo
Báo săn đối đầu lợn bướu.
TPO - Thiên nhiên hoang dã luôn ẩn chứa vô số điều ngạc nhiên và phi thường. Điều này đã được anh Shakera Kaloo – một kế toán 41 tuổi trải nghiệm khi đang tham quan Vườn quốc gia Kruger ở Nam Phi.
Theo đó, trong lúc đang ngắm nhìn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia Kruger, anh Shakera Kaloo đã trông thấy chú báo săn vừa giết chết một con linh dương Impala. Sau đó, con báo liền nghỉ ngơi lấy lại sức trước khi ăn thịt con mồi.
Thế nhưng, khi chưa kịp “nhập tiệc” con báo đã phải chạm trán với gia đình lợn bướu và dường như đối thủ muốn cướp bữa ăn của nó.
Mặc dù đã cố gắng hết sức, nhưng do chỉ có một thân, một mình nên chú báo đành phải buông bỏ con mồi.
Sau khi cướp được xác linh dương từ chú báo, bầy lợn bướu liền nhanh chóng ăn thịt con mồi.
Đây là một cảnh tượng khá hiếm, bởi bầy lợn bướu không chỉ cướp mồi của kẻ ăn thịt đáng sợ, mà còn ngấu nghiến thịt linh dương.
Trong khi đó, con báo đành phải đi tìm cho mình một con mồi khác, nhưng chắc chắn đây sẽ là bài học đáng nhớ cho nó.
TPO - Ngày 18/5, Hiệp hội vận tải Hà Nội đã có Công văn gửi các cơ quan quản lý kiến nghị về việc: "dẹp xe dù bến cóc giả danh xe Lào hoạt động tại Việt Nam".
TPO - Từ năm 1961 đến năm 1972, trong tổng số 14 sứ mệnh của chương trình Apollo, các nhà khoa học đã mang về mẫu đất của Mặt trăng và chúng được sử dụng để trồng cây xem chúng có phát triển được không.
TPO - Chuyên gia cho rằng khu vực đô thị ở TPHCM nhiều nơi có địa hình trũng thấp, hệ thống cống thoát nước xuống cấp cần phải có sự can thiệp của máy bơm để chống ngập, thành phố nên chuyển "siêu máy bơm" trên đường Nguyễn Hữu Cảnh đi các điểm khác để chống ngập thay vì kết thúc hợp đồng trước hạn.
TPO - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng cho biết, cơ quan này sẽ rà soát hoàn thiện hành lang pháp lý của ngành KH&CN để tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ blockchain thời gian tới.
TPO - Vào tháng 11 năm 1922, các nhà khảo cổ học người Anh đã làm nên lịch sử khi tìm thấy lăng mộ của Vua Tutankhamun (gọi tắt là Tut) ở Thung lũng các vị vua ở Ai Cập. Thành công này có được nhờ sự trợ giúp của nhiều công nhân Ai Cập lành nghề.
TPO - Các nhà khoa học đã phát hiện ra một hồ nước có kích thước bằng một thành phố ẩn sâu bên dưới lớp băng lớn nhất thế giới và nó có thể mở ra những bí mật về lịch sử 34 triệu năm của lớp băng ở Nam Cực.
TPO - Hồ Mead ở Nevada, Mỹ là một trong những hồ chứa lớn nhất ở Mỹ. Từ đầu tháng 5, hạn hán trong khu vực khiến mực nước hồ xuống thấp kỷ lục và để lộ ra những bí mật không ngờ.
TP - Để bảo tồn hàng nghìn biệt thự Pháp, cùng đảm bảo an sinh cho hàng trăm hộ dân đang sinh sống trong đó, các chuyên gia cho rằng: Cần hài hòa giữa bảo tồn với cuộc sống của người dân. Phải có hướng dẫn chi tiết cho từng khu vực bảo tồn…
TPO - GS.TS Nguyễn Thị Thanh Mai, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TPHCM) là một trong hai nữ nhà khoa học được vinh danh Giải thưởng Kovalevskaia năm nay. Bà nổi tiếng với các nghiên cứu hóa dược và phát triển thuốc, trong đó nghiên cứu thành công sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày từ cây gia vị ngải bún.
TPO - Một số con đường hướng đến trung tâm của đại dương vừa được các nhà khoa học phát hiện gần đây ở Thái Bình Dương. Họ gọi đó là “con đường đến Đại Tây Dương”.