Nghịch lý

0:00 / 0:00
0:00
TP - Nhìn những người nông dân nghèo ngơ ngác khi được hỏi có được tặng xe siêu sang như địa chỉ giao dịch không, mà chạnh lòng. Mấy năm dịch dã, cuộc sống vốn khó khăn, với nhiều trường hợp, để tồn tại đã là một nỗ lực. Tình cảnh chung trên thế giới cũng vậy.

Thế nhưng, lạ lùng thay năm 2021 khi dịch Covid khốc liệt nhất, bất chấp giãn cách xã hội, người ta sẵn sàng “biếu tặng” về Việt Nam gần 800 xe ô tô sang.

Những doanh nghiệp tận trời Âu, trời Mỹ suốt 2 năm dịch bệnh bao trùm và gần như không có giao thương, nhưng lại giàu lòng “hảo tâm” với đối tác Việt thế ư! Dường như càng dịch bệnh, xe sang diện biếu tặng về Việt Nam càng nhiều. Số liệu thống kê của ngành hải quan cho thấy: Trong 2 năm 2018, 2019 chỉ khoảng 200 xe/năm, đến 2020 đã tăng gấp đôi và 2021 tăng gần gấp 4 lần. Những con số này có gợi suy nghĩ gì với ngành thuế và hải quan? Đặc biệt, khi doanh nghiệp được biếu tặng xe sang, vừa thành lập đã mất tích hoặc dùng giấy tờ tùy thân người khác để “đội lốt”.

Nghịch lý ảnh 1

Tác giả Đình Thắng

Tổ chức họp báo, Tổng cục Hải quan cho rằng số lượng loại xe này chỉ chiếm khoảng 1% trong tổng số xe nhập khẩu nguyên chiếc. Một phần trăm này với hàm ý, nó rất nhỏ, nếu thất thoát thuế, cũng không đáng kể chăng? Rất tiếc, người phát ngôn mới chỉ nhìn thấy con số, mà chưa hình dung được có thể từ lâu hình thành đường dây trục lợi chính sách, với sự tiếp tay của người trong ngành. Hơn nữa, tuy chỉ chiếm 1%, nhưng 1 chiếc xe siêu sang có thể bằng vài chục cho đến cả trăm xe “cỏ” nhập khẩu chính ngạch. Chưa kể, xe “đội lốt” nên ngoại tệ chuyển ra nước ngoài thế nào; hóa đơn mua bán được “rửa” ra sao…? Nếu kiểm soát minh bạch, Tổng cục Thuế và các đơn vị thuế địa phương, các cục hải quan liên quan (như Hà Nội, Đà Nẵng, Hà Nam Ninh, Quảng Nam, Hải Phòng…) cần chủ động lên tiếng trước công luận, chứ không nên im lặng như một “pháo đài” giữa đêm đen.

Cần phải nói thêm rằng, việc cảnh báo về xe siêu sang đội lốt đã từng được được Tiền Phong đề cập qua nhiều bài phản ánh từ nhiều năm trước. Năm 2016, từ một bài viết trên báo, một Phó Thủ tướng Chính phủ ngay lập tức ra văn bản yêu cầu Bộ Tài chính kiểm tra. Hiệu ứng từ chỉ đạo này, Tổng cục Hải quan mới “dự kiến” thu bổ sung khoảng 16 tỷ đồng, Tổng cục Thuế “dự kiến” truy thu thêm 5,4 tỷ đồng với xe nhập khẩu diện biếu, tặng. Từ đó đến nay, Tiền Phong tiếp tục nhiều lần phản ánh tình trạng nói trên và cho đến khi có hẳn loạt bài điều tra tường tận trong nhiều năm (vừa công bố).

Ngay lập tức, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo xác minh. Lần này, chỉ lệnh còn mạnh hơn khi Phó Thủ tướng giao Bộ Công an phối hợp với Bộ Tài chính.

Thật oái ăm khi những ông trùm buôn xe “đội lốt” chọn siêu xe biếu tặng cho người nghèo. Phía sau nghịch lý ấy là gì đã rõ. Cần sự vào cuộc của các cơ quan có thẩm quyền để làm rõ trách nhiệm.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.