Nghị quyết 21 đã làm thay đổi nhận thức về BHXH, BHYT

Thực hiện Nghị quyết 21, BHXH Việt Nam còn đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin để tạo hài lòng cho người dân và doanh nghiệp.
Thực hiện Nghị quyết 21, BHXH Việt Nam còn đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin để tạo hài lòng cho người dân và doanh nghiệp.
TP - Thứ trưởng, Tổng GÐ BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh đánh giá, sau 5 năm triển khai Nghị quyết 21-NQ-TW của Bộ Chính trị, về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) giai đoạn 2012 - 2020, đã khẳng định đây là chủ trương lớn của Ðảng, làm thay đổi nhận thức của toàn xã hội trong thực hiện chính sách BHXH, BHYT.

Khẳng định trụ cột an sinh

Nghị quyết 21 khẳng định: BHXH và BHYT là hai chính sách xã hội quan trọng, trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ trưởng, Tổng GĐ BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh nhìn nhận, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 21, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, chính sách BHXH, BHYT đã đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả tích cực. Về phần minh, theo bà Minh, BHXH Việt Nam đã phối hợp với các bộ ngành xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật BHXH, BHYT. BHXH Việt Nam đã tập trung, quyết liệt chỉ đạo tổ chức thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ chính trị được giao; đổi mới phương thức hoạt động, từng bước xây dựng ngành BHXH hiện đại, chuyên nghiệp, hướng tới sự hài lòng của người dân, đơn vị.

Do đó, đến hết năm 2017, toàn quốc có số người tham gia BHXH là 13,82 triệu người, tăng 3,25 triệu người so với năm 2012 (tăng 30,8%); số người tham gia BH thất nghiệp là 11,7 triệu người, tăng 3,5 triệu người so với năm 2012 (tăng 42,4%); số người tham gia BHYT là 79,95 triệu người, tăng 20,97 triệu người so với năm 2012 (tăng 35,6%) - đạt tỷ lệ bao phủ 85,6% dân số.

Đồng thời làm tốt công tác giám định BHYT, đưa vào vận hành Hệ thống thông tin giám định BHYT, qua đó kịp thời phát hiện và ngăn chặn hành vi lạm dụng, trục lợi Quỹ BHYT. Ngoài ra, công tác thanh kiểm tra cũng được chú trọng, nhằm hạn chế tình trạng trốn đóng, nợ đóng BHXH, BHYT, đến hết năm 2017, tỷ lệ nợ BHXH giảm còn 2,9%, mức thấp nhất từ trước tới nay…

Tiền đề cho cải cách chính sách BHXH

Dù đạt nhiều kết quả lớn, nhưng Tổng GĐ BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh cũng cho rằng, việc triển khai Nghị quyết 21 còn một số tồn tại, bất cập phổ biến như: Việc quán triệt Nghị quyết ở một số nơi chưa sâu rộng, còn hình thức, chủ yếu chỉ đến cán bộ lãnh đạo chủ chốt, đảng viên trong hệ thống chính trị mà chưa đến đối tượng đóng, hưởng chế độ BHXH, BHYT; Một số cấp ủy, chính quyền còn coi công tác tuyên truyền là nhiệm vụ riêng của ngành BHXH, hoặc tuyên giáo…

Thời gian tới, BHXH Việt Nam tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội trong tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT; hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về BHXH, BHYT và đồng bộ với phát triển các dịch vụ xã hội. Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động nghiệp vụ; thực hiện giao dịch điện tử trên tất cả các lĩnh vực; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính…

Để thực hiện được các mục tiêu đề ra, BHXH Việt Nam cũng kiến nghị: Bộ Chính trị ban hành nghị quyết để chỉ đạo cấp ủy đảng, chính quyền các cấp tăng cường thực hiện chính sách BHXH, BHYT thời gian tới. Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật phù hợp với tinh thần các Nghị quyết của Trung ương về chính sách BHXH, BHYT. Chính phủ ban hành và chỉ đạo ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời tổ chức triển khai thực hiện các quy định mới của pháp luật BHXH, BHYT; giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT cho từng địa phương.

Với địa phương, BHXH Việt Nam kiến nghị tiếp tục quan tâm chỉ đạo, mở rộng phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn; tăng cường chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan tích cực phối hợp với cơ quan BHXH trong việc thanh kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật BHXH, BHYT trên địa bàn; chỉ đạo xử lý kịp thời, nghiêm minh vi phạm BHXH, BHYT và công khai tình trạng trốn đóng, nợ đọng, chiếm dụng BHXH, BHYT…

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình cũng cho rằng, BHXH và BHYT giữ vai trò trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội. Trong thời gian qua, cùng với chính sách phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến chính sách an sinh xã hội, đặc trong công tác BHXH, BHYT. Việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW trong hơn 5 năm qua đã đem lại nhiều chuyển biến tích cực và nhiều thành quả có ý nghĩa, góp phần quan trọng tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững kinh tế- xã hội. Kết quả sơ kết và những kinh nghiệm trong 5 năm triển khai sẽ là bài học quý báu cho việc lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách BHXH.

Trong 5 năm thực hiện Nghị quyết 21, BHXH Việt Nam đã chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng cho trên 3,1 triệu người (tăng 18,7% so với năm 2012); giải quyết cho trên 3,78 triệu người hưởng trợ cấp một lần (tăng 6,59% so với năm 2012). Ðặc biệt, đã giải quyết cho 714,44 triệu lượt người khám chữa bệnh BHYT, bình quân mỗi năm là 142,9 triệu lượt người (tăng 17% so với năm 2012).
MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.