PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết trong hôm nay (13/4) lô vắc xin COVID-19 Moderna tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi sẽ hoàn thành việc kiểm định. Đây là lô vắc xin đầu tiên với gần 1 triệu liều do Chính phủ Úc viện trợ về Việt Nam cuối tuần qua. Việc tiêm chủng sẽ thực hiện tiêm đối với nhóm trẻ lớp 6, sau đó sẽ hạ dần độ tuổi và tiêm cho trẻ ở lứa tuổi nhỏ hơn. Các địa phương triển khai cuốn chiếu theo trường, địa bàn, căn cứ vào tình hình dịch và số lượng vắc xin được cung ứng. Với mỗi lô vắc xin và từng nhóm trẻ, Bộ Y tế sẽ có hướng dẫn cụ thể.
Các phản ứng rất thường gặp nhất ở nhóm tuổi từ 5 đến dưới 12 tuổi là: Buồn nôn, tấy đỏ tại vị trí tiêm; Phản ứng ít gặp là nổi hạch, các phản ứng quá mẫn (phát ban, ngứa, mề đay, phù mạch), giảm cảm giác thèm ăn, mất ngủ, ngủ li bì, tăng tiết mồ hôi, đổ mồ hôi đêm, đau chi, suy nhược, khó chịu, ngứa tại vị trí tiêm; phản ứng rất hiếm gặp là viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim (ít hơn 1/10.000).
Tại cuộc gặp mặt báo chí về tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi hôm nay, GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cho biết theo khảo sát của 63 tỉnh thành phố, dự tính có khoảng 11,8 triệu trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi cần tiêm.
Trong số này ước tính có khoảng 3,6 triệu trẻ đã mắc COVID-19 và 8,2 triệu trẻ em là chưa mắc COVID-19. “Đợt đầu tiên sẽ tiêm cho trẻ chưa mắc COVID-19 và tiêm đủ 2 liều vắc xin. Dự kiến, trong tháng 7 đến tháng 8 sẽ tiêm hết cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đủ điều kiện tiêm”, TS Lân cho biết.
Hiện có hai loại vắc-xin COVID-19 được tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi là vắc xin Pfizer và vắc xin Moderna. Khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 4 tuần. Bộ Y tế yêu cầu chỉ tiêm 2 mũi cùng loại vắc xin, không tiêm trộn với bất kỳ vắc xin mRNA nào.
Về phản ứng sau tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, PGS Hồng cho biết các phản ứng sau tiêm đối với trẻ từ 5 đến 12 tuổi tương tự như đối với nhóm từ 12 đến dưới 18 tuổi. Cụ thể, người tiêm có thể gặp tình trạng đau đầu, tiêu chảy, đau khớp, đau cơ, đau tại vị trí tiêm, kiệt sức, ớn lạnh, sốt (tần suất cao hơn đối với liều thứ 2), sưng tại chỗ tiêm, kiệt sức, đau đầu tấy đỏ và sưng tại vị trí tiêm, đau cơ và ớn lạnh.
“Khi các cháu thực sự khoẻ mạnh thì các gia đình hãy đưa con đi tiêm chủng. Khi các cháu có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19, hoặc mệt mỏi, viêm long đường hô hấp thì tránh đưa trẻ đến điểm tiêm. Các phụ huynh hãy chia sẻ đầy đủ tình trạng sức khoẻ của trẻ với nhân viên y tế trước khi tiêm để đảm bảo an toàn cho trẻ” - PGS.TS Dương Thị Hồng.
Các phản ứng rất thường gặp nhất ở nhóm tuổi từ 5 đến dưới 12 tuổi là: Buồn nôn, tấy đỏ tại vị trí tiêm; Phản ứng ít gặp là nổi hạch, các phản ứng quá mẫn (phát ban, ngứa, mề đay, phù mạch), giảm cảm giác thèm ăn, mất ngủ, ngủ li bì, tăng tiết mồ hôi, đổ mồ hôi đêm, đau chi, suy nhược, khó chịu, ngứa tại vị trí tiêm; phản ứng rất hiếm gặp là viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim (ít hơn 1/10.000).
Về việc tiêm chủng cho trẻ từng là F0, TS Lê Kiến Ngãi, Trưởng Khoa Dự phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn (Bệnh viện Nhi Trung ương), cho biết cha mẹ cần cho con đi tiêm COVID-19 sau khi mắc 3 tháng. “Trẻ đã mắc COVID-19 vẫn có thể mắc lại. Khi trẻ đã mắc COVID-19 thì nguy cơ diễn biến nặng, có thể tử vong, rồi mắc các tình trạng hậu COVID-19 và cả các biến chứng khác là hoàn toàn có thể. Để đảm bảo an toàn khi tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ, nhất là khi trẻ đã mắc COVID-19 trước đó, căn cứ vào các bằng cớ khoa học cũng như kinh nghiệm đã công bố của các quốc gia đã triển khai tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em”, TS Ngãi nói.
“Khi các cháu thực sự khoẻ mạnh thì các gia đình hãy đưa con đi tiêm chủng. Khi các cháu có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19, hoặc mệt mỏi, viêm long đường hô hấp thì tránh đưa trẻ đến điểm tiêm. Các phụ huynh hãy chia sẻ đầy đủ tình trạng sức khoẻ của trẻ với nhân viên y tế trước khi tiêm để đảm bảo an toàn cho trẻ”, bà Hồng khuyến cáo.
Trong quá trình tiêm, cha mẹ cũng lưu ý tương tác với cán bộ tiêm để biết con tiêm vắc xin gì và có thể có phản ứng phụ gì. Sau tiêm, trẻ cần ở lại điểm tiêm chủng theo dõi 30 phút, cha mẹ tiếp tục theo dõi sức khỏe của con trong ít nhất 3 ngày. Các phản ứng phụ thông thường có thể xuất hiện 4-8 tiếng sau tiêm, diễn tiến trong 2 ngày đầu và giảm dần. Nếu thấy trẻ sốt, phát ban, khó thở, tím tái, mệt mỏi, li bì hoặc thấy biểu hiện thông thường tăng mức độ trầm trọng thì cha mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế gần nhất.