Ngành y đâu đáng bị 'ném đá'

Ngành y đâu đáng bị 'ném đá'
Một số ý kiến độc giả trên báo điện tử Vietnamnet đồng tình với ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh rằng những cú sốc của ngành y tế năm qua chỉ là phần nổi của sự xuống cấp đạo đức xã hội.

'Chỉnh' hình ảnh nhân viên y tế

Những hiện tượng trong ngành y tế nổi lên rõ quá, chứ ngoài xã hội thực tế có rất nhiều vấn đề gây chấn động, hoang mang không kém như chuyện bà Tưng, bảo mẫu bạo hành trẻ..., là nhận định của bà Trần Thị Quốc Khánh.

Độc giả Trần Minh Quân cũng "bức xúc thay" Bộ trưởng Y tế: "Tại sao Tết này tai nạn giao thông nhiều mà không ai nói đến anh Giao thông? Tại sao tham nhũng, cướp giật... không vị nào bị săm soi, chỉ trích kỹ như Bộ trưởng Y tế?"

Theo độc giả Quân, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến không đáng bị "ném đá", "lên án" vì những điều bà nói là tâm huyết, trách nhiệm, nói thật không sợ mất lòng, ngay thẳng, không nói xạo...

Độc giả Nguyễn Văn Quang nhận định: "Không riêng gì ngành y tế mà đạo đức người Việt nói chung đã xuống cấp".

Độc giả Nhat Minh phân tích: Phải nhìn lại cách giáo dục trong mỗi gia đình, ai cũng chỉ muốn con mình vào chỗ "thơm" để làm ăn; hay dạy cách nghĩ "ăn cỗ đi trước lội nước theo sau" khiến con người ngày càng tham lam, khôn vặt, dẫn đến tham nhũng, mua bán chức quyền...

Độc giả Minh Tam cũng thấy "cái gốc của mọi vấn đề là từ giáo dục": Khi người ta không thể phân biệt được cái gì là cái tốt cái gì là cái xấu, việc giáo dục đạo đức con người không được coi trọng thì làm sao có thể hình thành nên một nhân cách con người tốt đẹp.

Do đó, độc giả Nguyễn Văn Pha đồng ý với ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh rằng những vấn đề xảy ra trong ngành y năm qua phần lớn thuộc về y đức.

"Y đức không thể giữ được khi mà nền tảng đạo đức xã hội đã và đang bị phá vỡ. Để giải quyết vấn đề y đức, trước hết phải khôi phục nền tảng đạo đức xã hội", độc giả này viết.

Từ đó, độc giả Nguyễn Tất Nhâm nhìn nhận: Ngành Y là ngành cao quý, tiêu chuẩn đạo đức là hàng đầu, y đức là bắt buộc. Bộ trưởng Y tế không cần lo những việc nâng cao tay nghề, hội thảo nước ngoài... mà chỉ cần trong nhiệm kỳ cải thiện được hình ảnh nhân viên y tế.

Đừng đổ lỗi cho cơ chế thị trường

Qua phân tích như vậy, độc giả cho rằng cơ chế thị trường không những không phải nguyên nhân sự xuống cấp y đức [Những quốc gia hàng đầu về cơ chế thị trường không có tình trạng này, độc giả Thien Doan viết], mà còn chính là hướng giải quyết cho vấn đề đau đầu này.

Độc giả Bach Ngoc chỉ ra: "Ở các nước phát triển, nhân viên y tế được quan tâm và đối xử đặc biệt tốt. Ở ta ngành này đòi hỏi đặc biệt cao về y đức nhưng lại bị phó mặc về đời sống, vậy là nảy sinh làm liều để kiếm ăn, kể cả việc biết sai nhưng vẫn làm!

Độc giả Khánh Linh kiến nghị: Hãy coi dịch vụ y tế là một dạng sản phẩm đặc biệt vận động theo quy luật của thị trường.

"Nguyên nhân chính khiến chất lượng khám và điều trị tại các bệnh viện công đang gây nhiều bức xúc là ta chưa kiến tạo được môi trường kinh tế và pháp lý cho dịch vụ y tế phát triển. Hãy từ bỏ lối tư duy bao cấp về dịch vụ y tế, tự khắc sẽ điều chỉnh được vấn đề chất lượng khám và điều trị tại các bệnh viện", độc giả này viết.

Độc giả Nguyễn Anh Minh chia sẻ: Đã là cơ chế thị trường thì cạnh tranh là hàng đầu, có cạnh tranh mọi thứ mới phát triển, hoàn thiện nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn cho con người và xã hội.

Đi cùng với cơ chế thị trường là năng lực quản lý, ý kiến của độc giả Hoài Hương: Con người mãi là con người, nếu không có cơ chế, chính sách, pháp luật tốt điều hành mọi hành vi thì có nói, nói mãi vẫn chẳng thay đổi. Có cơ chế, chính sách, pháp luật tốt nhưng không có sự kiểm soát nghiêm minh trong thực thi luật pháp thì con người vẫn có thể bẻ cong mọi thứ bằng đồng tiền.

Hoàn thiện cơ chế chính sách, quản lý tốt bệnh viện công - tư, trả lương hợp lý, xử lý nghiêm sai phạm, là những việc độc giả VietNamNet muốn Bộ Y tế làm ngay cho "dân được nhờ".

Theo Chung Hoàng

Theo Vietnamnet
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Đối tượng Thành tại cơ quan công an.
Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh trên phố
TPO - Ngày 19/4, Công an thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng cho biết, vừa ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Phạm Trung Thành (SN 2000, trú tại phường Hợp Giang, TP Cao Bằng) về hành vi “Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi”.