QUẢNG NGÃI:

Ngang nhiên 'xẻ thịt' rừng phòng hộ để làm đường thi công thủy điện

0:00 / 0:00
0:00
Vị trí xây dựng thủy điện Nước Long ở xã Ba Tiêu, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh: Nguyễn Ngọc
Vị trí xây dựng thủy điện Nước Long ở xã Ba Tiêu, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh: Nguyễn Ngọc
TPO - Mặc dù chưa được sự cho phép của các cơ quan có thẩm quyền, nhưng Công ty cổ phần xây lắp điện Đức Bảo - Kon Tum vẫn cho xe cơ giới “xẻ thịt” lấn chiếm hàng nghìn m2 rừng phòng hộ để làm đường thi công thủy điện Nước Long ở xã Ba Tiêu, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.

Hiện trường vụ phá rừng phòng hộ làm đường thi công thủy điện Nước Long.

Dự án thủy điện Nước Long có công suất 26 MW, nằm trên địa phận xã Pờ Ê, huyện Kon Plông, Kon Tum và xã Ba Tiêu, huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi. Dự án có diện tích hơn 18ha, trong đó tỉnh Kon Tum hơn 7,5ha, tỉnh Quảng Ngãi hơn 10,5ha.

Năm 2016, dự án thủy điện Đức Long do Công ty cổ phần thủy điện Pờ Ê nghiên cứu khảo sát, làm chủ đầu tư và được các cấp ngành đánh giá là hiệu quả cao vì không ảnh hưởng đến rừng phòng hộ và không di dân. Đến tháng 9/2017, dự án được chuyển từ Công ty cổ phần thủy điện Pờ Ê sang Công ty cổ phần thủy điện Nước Long - Đức Bảo làm chủ đầu tư và triển khai thi công dự án.

Mặc dù, trước khi triển khai, dự án được đánh giá không làm ảnh hưởng đến rừng phòng hộ và lực lượng chức năng đã cắm nhiều biển cảnh báo: “Rừng phòng hộ, cấm chặt phá đốt rừng, lấn chiếm đất rừng, đào bới đất rừng” nhưng ngay bên những biển cảnh báo là hàng loạt cây rừng ngã đổ, đất đá bị đào bới tan hoang để phục vụ thi công.

Theo ghi nhận của PV tại hiện trường, tuyến đường dài chừng 700m, điểm đầu giao với quốc lộ 14 (đoạn đèo Violac, giáp ranh hai tỉnh Kon Tum và Quảng Ngãi), điểm cuối là một con suối, nhiều cây cối bị cưa đổ, lấp dưới đất đá, rừng bị "xẻ thịt", tan hoang. Diện tích rừng bị chặt phá phần lớn thuộc rừng phòng hộ xã Ba Ngạc, số ít thuộc phần đất rừng của tỉnh Kon Tum.

Hai bên đường, những trụ điện được đơn vị thi công dựng lên, sẵn sàng phục vụ thi công hạng mục hầm dẫn nước phục vụ dự án thủy điện Nước Long.

Ngang nhiên 'xẻ thịt' rừng phòng hộ để làm đường thi công thủy điện ảnh 1
Ngang nhiên 'xẻ thịt' rừng phòng hộ để làm đường thi công thủy điện ảnh 2

Dù chưa được cho phép, nhưng đơn vị thi công vẫn ngang nhiên san ủi rừng phòng hộ để làm đường thi công thủy điện. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Ngay sau khi phát hiện sự việc, lực lượng bảo vệ rừng phòng hộ đã lập chốt chặn bảo vệ hiện trường và tiến hành kiểm đếm, đánh dấu số cây thuộc rừng phòng hộ bị đốn hạ.

Ngang nhiên 'xẻ thịt' rừng phòng hộ để làm đường thi công thủy điện ảnh 3
Ngang nhiên 'xẻ thịt' rừng phòng hộ để làm đường thi công thủy điện ảnh 4

Mặc dù cơ quan chức năng đã cắm biển báo, tuy nhiên đơn vị thi công vẫn tiến hành đốn hạ. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Trong báo cáo do ông Ngô Vĩnh Phong, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Ba Tơ - ký ngày 18/5, cơ quan chức năng phát hiện vụ việc và làm việc tại hiện trường. Theo đó, tổng diện tích rừng bị phá, lấn chiếm khoảng 5.000m2.

Đến ngày 19/5, Hạt kiểm lâm huyện Ba Tơ đã mời đại diện Công ty xây lắp điện Đức Bảo - Kon Tum đến trụ sở Hạt kiểm lâm làm việc liên quan đến việc tàn phá và lấn chiếm rừng phòng hộ.

Tại buổi làm việc, Hạt kiểm lâm Ba Tơ đã đề nghị dừng ngay việc thi công, khẩn trương hoàn thiện các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng theo quy định. Tuy nhiên, kết thúc buổi làm việc đại diện công ty này đã bỏ đi và không ký vào biên bản làm việc.

Ngang nhiên 'xẻ thịt' rừng phòng hộ để làm đường thi công thủy điện ảnh 5
Ngang nhiên 'xẻ thịt' rừng phòng hộ để làm đường thi công thủy điện ảnh 6

Nhiều cây lớn trong khu vực rừng phòng hộ bị cưa đổ. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Đại diện Công ty cổ phần xây lắp điện Đức Bảo - Kon Tum cũng thừa nhận diện tích rừng phòng hộ bị phá nêu trên do đơn vị chỉ đạo thi công tuyến đường công vụ vào hầm bổ sung nước 2 của dự án thủy điện Nước Long. Tuy nhiên, qua kiểm tra hiện trạng, đại diện Công ty xây lắp điện Đức Bảo - Kon Tum tham gia, nhưng không ký vào biên bản.

Ngang nhiên 'xẻ thịt' rừng phòng hộ để làm đường thi công thủy điện ảnh 7

Ảnh: Nguyễn Ngọc

MỚI - NÓNG