Ngân hàng “mở lối” cạnh tranh huy động vốn

Ngân hàng “mở lối” cạnh tranh huy động vốn
Khó sử dụng công cụ lãi suất, nhiều ngân hàng mở các chương trình ưu đãi mới để cạnh tranh huy động vốn. Ranh giới giữa việc tạo thêm lợi ích cho người gửi tiền với sự bó buộc của cơ chế trần lãi suất là mong manh.

Ngân hàng “mở lối” cạnh tranh huy động vốn

Khó sử dụng công cụ lãi suất, nhiều ngân hàng mở các chương trình ưu đãi mới để cạnh tranh huy động vốn. Ranh giới giữa việc tạo thêm lợi ích cho người gửi tiền với sự bó buộc của cơ chế trần lãi suất là mong manh.

Ngân hàng “mở lối” cạnh tranh huy động vốn ảnh 1
Ảnh: minh họa - Internet

Đầu giờ sáng nay (6/7), cán bộ một ngân hàng thương mại nhắn tin tới phóng viên về cơ chế huy động mới mà họ vừa áp dụng. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm tại đây nếu giới thiệu thêm khách hàng khác gửi tiền, không giới hạn số tiền, sẽ được thưởng ngay bằng tiền mặt.

Cơ chế thưởng không công bố cụ thể, nhưng đủ để kích thích khách hàng tìm kiếm và giới thiệu bạn bè, người thân cùng gửi tiền tại ngân hàng này. Bên cạnh đó, họ còn có cơ hội nhận được phần thưởng khác nữa là chuyến du lịch tương đương 15 triệu đồng.

Đây là cơ chế không mới, nhưng vẫn được xem là hữu dụng khi việc cạnh tranh một cách công khai và trực tiếp bằng lãi suất đã hết cửa. Dù sao, trần lãi suất huy động cả VND và USD hiện vẫn có hiệu lực, ngay cả khi các cơ quan chức năng đã lần lượt thừa nhận thực tế lãi suất huy động đã vượt trần.

Tương tự, tại một ngân hàng thương mại khác, chính sách đặt ra là mỗi cán bộ nhân viên có trách nhiệm tìm kiếm và giới thiệu khách hàng gửi tiền cho ngân hàng mình. Kết quả thành công được tính theo các thang điểm và tổng kết các kỳ sẽ có các mức thưởng hấp dẫn, các mức cao nhất có thể đến cả tỷ đồng.

Trong khi đó, đầu tuần này thị trường lại tiếp tục đón nhận thêm một thành viên đẩy mạnh cơ chế ưu đãi thu hút tiền gửi từ các dòng vốn chuyển đổi.

Theo thông báo của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB), từ 4/7 này, khách hàng bán lại USD và vàng để lấy VND gửi lại SCB kỳ hạn từ 1 tháng sẽ được ưu đãi lớn về giá bán.

Cụ thể, đối với khách hàng bán vàng, SCB sẽ mua với giá cao hơn từ 0,2% đến 0,6% so với giá mua niêm yết tại thời điểm thực hiện giao dịch; đối với khách hàng bán USD, SCB sẽ mua với giá cao hơn từ 0,1% đến 0,3% so với giá mua niêm yết tại thời điểm thực hiện giao dịch. Ngoài ra, 2.000 lượt khách hàng đầu tiên tham gia chương trình còn được tặng một phần quà có giá trị lên đến 0,20% số tiền USD mà họ bán.

Trước đó, một số ngân hàng thương mại khác cũng đã triển khai cơ chế tương tự để có thể thu hút người vốn từ chuyển đổi, nhưng SCB có cơ chế ưu đãi mạnh hơn, đặc biệt là việc tặng 0,20% giá trị số tiền USD khách hàng bán lại…

Về mục đích chung, việc các nhà băng mua vàng, USD giá cao hơn niêm yết, hay chính sách tặng tiền cho người gửi giới thiệu người mới, là nhằm tăng cường năng lực huy động, nhất là với dòng vốn dịch chuyển theo cơ chế “siết” của Ngân hàng Nhà nước. Những giải pháp này được đưa ra khi công cụ cạnh tranh trực tiếp và phổ biến nhất là lãi suất đã bị khống chế bởi cơ chế trần.

Tuy nhiên, việc thưởng thêm, cộng thêm, mua giá cao hơn niêm yết… đó nằm ở ranh giới mong manh giữa việc tăng lợi ích của khách hàng với việc xác định có gián tiếp “lách” trần lãi suất hay không (?).

Dù thế nào, phía sau những diễn biến đó cho thấy cạnh tranh huy động vốn hiện vẫn căng thẳng. Thế nhưng lượng vốn chảy vào ngân hàng vẫn rất chậm. Từ đầu năm đến 20/6, tăng trưởng huy động vốn của hệ thống ngân hàng chỉ được 2,88%, trong khi cùng kỳ năm 2010 ghi nhận mức tăng tới gần 11%.

Cạnh tranh huy động vốn vẫn còn căng, có thể dự tính lãi suất huy động vẫn khó giảm trong ngắn hạn. Đây cũng là một trong những trở ngại khiến lãi suất cho vay đầu ra khó hạ nhiệt một cách nhanh chóng, ngoại trừ có tác động mạnh và cụ thể từ Ngân hàng Nhà nước.

Theo Kim Tuấn
vneconomy

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.