Ngăn chặn quan chức tham nhũng tẩu tán tài sản, trốn ra nước ngoài

Bộ Nội vụ cho biết, sẽ kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi bao che, dung túng, bỏ lọt tội phạm với các tổ chức, cá nhân có sai phạm.
Bộ Nội vụ cho biết, sẽ kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi bao che, dung túng, bỏ lọt tội phạm với các tổ chức, cá nhân có sai phạm.
TPO - Bộ Nội vụ cho biết, trong năm 2018 sẽ tăng cường phối hợp và chủ động có các biện pháp để phòng ngừa, xử lý, trong đó có biện pháp ngăn chặn việc cán bộ lãnh đạo, quản lý tham nhũng, tẩu tán tài sản và bỏ trốn ra nước ngoài.

Theo dự thảo báo cáo tổng kết năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2018 ngành Nội vụ, tính đến ngày 10/12/2017 đã thực hiện tinh giản biên chế với tổng số hơn 32 nghìn người. Trong đó, các cơ quan, đoàn thể 1.290 người, các cơ quan hành chính 3.842 người, các đơn vị sự nghiệp công lập gần 22 nghìn người, cán bộ công chức cấp xã hơn 5 nghìn người.

Ngoài ra, Bộ đã tiến hành kiểm tra việc quản lý, sử dụng biên chế, tuyển dụng công chức, viên chức và hợp đồng chuyên môn, nghiệp vụ năm 2017 tại 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Bộ đã tổ chức ba đoàn công tác kiểm tra việc thực hiện tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức viên chức tại các bộ, ngành, địa phương.

Cũng trong năm 2017, ngành Nội vụ đã hoàn thành toàn bộ các cuộc thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch, tập trung vào các lĩnh vực quản lý, sử dụng biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, số lượng cấp phó…

Theo Bộ Nội vụ, qua thanh, kiểm tra đã phát hiện những thiếu sót, sai phạm của các bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện các quy định pháp luật về những lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, như: Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại không thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục, người được bổ nhiệm chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện, tiêu chuẩn; tuyển dụng không qua thi tuyển, tiếp nhận công chức không đúng đối tượng, không đáp ứng đầy đủ điều kiện, tiêu chuẩn…

Bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ Nội vụ cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế, điển hình như việc tổ chức bộ máy một số cơ quan nhà nước chưa đạt yêu cầu tin gọn, hiệu lực, hiệu quả chưa cao. Việc đổi mới chức năng, nhiệm vụ của cả bộ máy hành chính nhà nước còn chậm, chưa phù hợp với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Một số lĩnh vực quản lý nhà nước vẫn còn chồng chéo, vướng mắc.

Cùng với đó, hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương vẫn chưa thật thống nhất, thông suốt. Còn tình trạng mệnh lệnh hành chính chưa được chấp hành một cách nghiêm túc, kỷ luật, kỷ cương hành chính một số nơi còn lỏng lẻo và tình trạng tùy tiện, thiếu quy định rõ ràng về quy trình giải quyết công việc ở các cơ quan hành chính.

Nguyên nhân, theo Bộ Nội vụ, còn tình trạng kỷ luật, kỷ cương hành chính, chấp hành sự chỉ đạo, điều hành chưa thực sự nghiêm, trách nhiệm cá nhân đối với tập thể, công tác kiểm tra, giám sát, đôn đóc thực hiện có lúc, có nơi còn lỏng lẻo, nể nang. Bên cạnh đó, phẩm chất đạo đức, năng lực của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế, yếu kém.

Bộ Nội vụ nhấn mạnh, năm 2018 là năm tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính của ngành Nội vụ. Tập trung triển khai công tác cả cách hành chính theo hướng Chính phủ liêm chính, kiến tạo và phát triển; người đứng đầu trong ngành tiếp tục nâng cao tinh thần, trách nhiệm, đổi mới phương thức lãnh đạo.

Về bộ máy và biên chế, sẽ tiếp tục rà soát, kiện toàn chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các cơ quan, đơn vị trực thuộc bộ, ngành, địa phương theo quy định. Đặc biệt là tiếp tục quản lý chặt chẽ tổ chức bộ máy hành chính và kiểm soát chặt chẽ số lượng cấp phó, biên chế trong các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập.

Bộ chủ trì phố hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, người lao động trong các doanh nghiệp để tổng hợp, trình Hội nghị Trung ương 7, khóa XII vào tháng 5/2018.

Về công tác thanh tra, kiểm tra, trong năm này sẽ tăng cường quản lý, siết chặt kỷ cương, không để xảy ra những vụ việc gây hậu quả và tác động tiêu cực do sự quan liêu trong quản lý, sự thiếu trách nhiệm, tắc trách, vô kỷ luật trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, xử lý nghiêm những vi phạm và trách nhiệm người đứng đầu để tăng cường hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước, phục vụ nhân dân.

Cùng với đó, sẽ tăng cường phối hợp và chủ động có các biện pháp để phòng ngừa, xử lý, trong đó có biện pháp ngăn chặn việc cán bộ lãnh đạo, quản lý tham nhũng, tẩu tán tài sản và bỏ trốn ra nước ngoài; rà soát, chấn chỉnh việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm thành lập, tái lập đối với các cơ quan, đơn vị, không phô trương, hình thức, lãng phí; tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra, đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi bao che, dung túng, bỏ lọt tội phạm với các tổ chức, cá nhân có sai phạm.  

MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Người Hà Nội chen chúc đi mua vàng
Người Hà Nội chen chúc đi mua vàng
TPO - Sáng 8/11, giá vàng trong nước đảo chiều tăng từ 1-1,8 triệu đồng/lượng. Trái ngược với hôm qua khi người dân ồ ạt bán ra, hôm nay nhiều người lại xếp hàng để mua, một số tiệm vàng phải treo biển thông báo hết hàng hoặc tạm ngừng bán.