RIA Novosti dẫn lời Tư lệnh Lực lượng RVSN, Trung tướng Sergei Karakayev khẳng định: “Chúng tôi đang tiếp tục thực hiện chương trình thử nghiệm tên lửa đạn đạo RS-26, với kế hoạch sẽ hoàn thành vào năm tới và bắt đầu biên chế trực chiến vào năm 2016”.
Trước đó, Trung tướng Sergei Karakayev cho biết: “Các cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo RS-26 trong tháng 12 là những căn cứ quan trọng trước khi đưa ra quyết định sản xuất hàng loạt loại tên lửa đạn đạo liên lục địa tối tân này”.
Trước đó, truyền thông Nga cho biết, RS-26 đã trải qua ba cuộc phóng thử nghiệm thành công.
Theo ước tính, tên lửa RS-26 có chiều dài khoảng 12m, đường kính 1,8m, trọng lượng phóng khoảng 36 tấn và do Viện Công nghệ nhiệt Moscow nghiên cứu và thiết kế.
Tên lửa vốn được Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin gọi là “sát thủ ABM” do “không có hệ thống phòng thủ tên lửa nào của Mỹ có thể ngăn chặn được tên lửa này”.
Tên lửa RS-26, được phát triển từ tên lửa đạn đạo RS-24 yars, có thể mang 3-4 đầu đạn hạt nhân dẫn đường độc lập với sức công phá 150-300 kiloton mỗi đầu đạn với tầm bắn không dưới 11.000km.
Điểm đặc biệt trên RS-26 là mỗi đầu đạn của nó bay theo quỹ đạo đối thủ không đoán trước được với tốc độ vượt âm. Vì thế, đối phương không thể vô hiệu hóa đầu đạn bằng bất cứ thứ vũ khí gì, cả vũ khí có triển vọng nhất.
RS-26 dài khoảng 12m và chủ yếu trang bị trên bệ phóng di động. Tên lửa đạn đạo RS-26 được trang bị đầu đạn tân tiến nhất, hoàn toàn mới và có khả năng tự phân tách (MIRV).
Theo Phó Thủ tướng Nga, ông Dmitry Rogozin, RS-26 chính là sát thủ đối với các hệ thống phòng thủ tên lửa, bất luận là ở thời điểm hiện tại hay trong tương lai, sẽ không có loại tên lửa nào đánh chặn được nó.
Sau khi đầu đạn của RS-26 được tách ra khỏi tầng cuối cùng của tên lửa, quỹ đạo bay với vận tốc siêu cao của nó sẽ trở nên không thể xác định được.