"Về phần mình Nga dự kiến nêu yêu cầu Hội đồng điều tra vấn đề an toàn, đề nghị nối lại cuộc điều tra về thảm họa với chuyến bay MH17. Nếu phía Hà Lan bày tỏ thái độ muốn tham gia thảo luận về tiến độ và kết quả điều tra của chúng tôi, Nga sẵn sàng đứng ra tổ chức công việc như vậy”, Bộ Ngoại giao Nga bình luận trong thông cáo đưa ra chiều 16/10.
Khi trả lời phỏng vấn của đài phát thanh BNR hôm 16/10, Bộ trưởng Ngoại giao Hà Lan Koenders đã tuyên bố Nga phê phán quá thừa với cuộc điều tra nguyên nhân vụ tai tai nạn máy bay nói trên.
Trước đó hôm 13/10, Ủy ban An toàn Hà Lan, cơ quan điều tra thảm họa MH17 công bố báo cáo điều tra cuối cùng cho biết phi cơ của Malaysia bị bắn rơi bởi một tên lửa Buk.
MH17 bị bắn rơi bởi một tên lửa đất đối không Buk, Guardian dẫn lời Tjibbe Joustra, người đứng đầu Ủy ban An toàn Hà Lan (DSB), cho biết.
Tên lửa được phóng từ một khu vực rộng 320 km2. Phi cơ của Malaysia Airlines vỡ tung sau va chạm, mảnh vỡ rơi xuống khu vực rộng 50 km2.
Theo ông Joustra, ba thành viên tổ bay trong buồng lái thiệt mạng ngay khi trúng tên lửa. Những vật thể "năng lượng cao" được tìm thấy trên thi thể các thành viên trong khoang. Một số có vệt màu giống với đầu đạn tên lửa Buk. Quá trình điều tra loại bỏ khả năng có bom trên máy bay, bị tấn công không đối không và bị trúng thiên thạch.
Quá trình thu hồi mảnh vỡ là một "tiến trình phức tạp". Một số mảnh vừa được tìm thấy cách đây chỉ hai tuần và chúng có thể xuất hiện thêm, ông Joustra kết luận. Mảnh vỡ đầu tiên được đưa về Hà Lan vào tháng 12/2014. Quá trình dựng lại máy bay giúp xác nhận kết quả điều tra.
Theo ông Joustra, không phận Ukraine lẽ ra nên đóng cửa và Kiev đã không thực hiện điều này.