NASA phát hiện 'tổ trứng nhện' bí ẩn trên sao Hỏa

0:00 / 0:00
0:00
Tàu thăm dò Perseverance của NASA vừa phát hiện một tảng đá bí ẩn trên sao Hỏa, với cấu trúc độc đáo trông giống như một tổ trứng nhện khổng lồ. Phát hiện này được ghi nhận vào ngày 11/3 tại sườn đồi Witch Hazel, nằm ở rìa miệng núi lửa Jezero, mở ra khả năng tìm ra dấu vết hóa thạch vi sinh vật trên
NASA phát hiện 'tổ trứng nhện' bí ẩn trên sao Hỏa ảnh 1

Tảng đá, được đặt tên là "St. Pauls Bay", có bề mặt phủ một lớp cát đỏ mỏng và nổi bật giữa khung cảnh xung quanh. Ảnh: NASA

Tảng đá, được đặt tên là "St. Pauls Bay", có bề mặt phủ một lớp cát đỏ mỏng và nổi bật giữa khung cảnh xung quanh. Điều đặc biệt là nó được cấu tạo từ hàng trăm hạt tròn nhỏ có đường kính khoảng 1 mm, dính kết với nhau. Một số hạt đã bị vỡ, bị phong hóa nhẹ và có những lỗ nhỏ li ti trên bề mặt.

Các nhà khoa học nhận định tảng đá không nằm ở vị trí ban đầu nơi nó được hình thành. Điều này gây khó khăn cho việc giải mã nguồn gốc của cấu trúc độc đáo này. Có nhiều giả thuyết được đưa ra về quá trình hình thành của tảng đá: có thể nó được tạo ra khi một thiên thạch va chạm với bề mặt sao Hỏa, làm bay hơi đá và sau đó ngưng tụ thành những hạt nhỏ như ta thấy trong ảnh. Nếu đúng như vậy, tảng đá này có thể đã di chuyển một quãng đường dài từ nơi nó được tạo thành.

Một khả năng khác là tảng đá đã lăn xuống từ đồi Witch Hazel, có thể xuất phát từ một trong những lớp đá sẫm màu mà các nhà khoa học đã quan sát được từ quỹ đạo. Việc nghiên cứu kỹ hơn về đồi Witch Hazel có thể giúp xác định thành phần của những lớp đá này. Nếu chúng có cùng thành phần với tảng đá St. Pauls Bay, điều này có thể chỉ ra dấu vết của hoạt động núi lửa trong quá khứ, vết tích của một vụ va chạm thiên thạch cổ đại, hay thậm chí là sự hiện diện của nước ngầm trong quá khứ.

Những phát hiện như thế này đóng vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu lịch sử địa chất của sao Hỏa. Đặc biệt, nếu khu vực đồi Witch Hazel từng có nước ngầm, các mẫu đá mà Perseverance thu thập có thể chứa hóa thạch của vi sinh vật. NASA dự kiến sẽ thu hồi những mẫu đá này và đưa về Trái Đất để nghiên cứu kỹ hơn trong một sứ mệnh được lên kế hoạch vào những năm 2030.

Theo Thanh Tùng (TTXVN)
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Các gian hàng trên phố đi bộ hồ Ngọc Khánh thường xuyên thưa thớt, kể cả ngày cuối tuần

Vì sao nhiều tuyến phố đi bộ hoạt động cầm chừng?

TP - Sau sự ra mắt thành công của phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội đã mở thêm nhiều tuyến phố đi bộ nhằm tạo ra không gian văn hóa sáng tạo và dẫn đầu cả nước về số lượng. Tuy nhiên, một số tuyến phố mới sau một thời gian ngắn hoạt động đã rơi vào tình trạng vắng vẻ, không thu hút được người dân và du khách.
Vì sao Trung tâm Cứu hộ gấu Bạch Mã vẫn chờ… gấu?

Vì sao Trung tâm Cứu hộ gấu Bạch Mã vẫn chờ… gấu?

TPO - Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam (cơ sở II) đặt tại Vườn Quốc gia Bạch Mã (huyện Phú Lộc, TP Huế) được xây dựng nhằm mục đích tiếp nhận, chăm sóc và phục hồi sức khỏe cho hàng trăm cá thể gấu từng bị nuôi nhốt để lấy mật hoặc buôn bán trái phép. Tuy nhiên, sau gần 2 năm hoạt động, trung tâm hiện chỉ mới nuôi dưỡng 8 cá thể gấu.
Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi

TP - Cây táu ở đền Thiên Cổ, thôn Hương Lan (xã Trưng Vương, TP Việt Trì) có niên đại khoảng 2.100 năm. Tương truyền, cây gắn liền với thời kỳ các vua Hùng dựng nước, mang những giá trị vô giá về văn hóa, tâm linh và truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta.