Nâng tầm kiểm toán nhà nước

Nâng tầm kiểm toán nhà nước
TP - Sáng qua (27-2), Ủy ban Kinh tế của Quốc hội họp phiên toàn thể lần thứ 7 lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Nội dung được các thành viên của Ủy ban quan tâm là Chương X, Hội đồng Hiến pháp, Hội đồng bầu cử Quốc gia và Kiểm toán Nhà nước.

> Kiến nghị xử lý tài chính hơn 13.688 tỷ đồng
> Nhân dân kiểm soát quyền lực Nhà nước thế nào?

Theo dự thảo, địa vị pháp lý của Kiểm toán nhà nước được nâng lên tầm hiến định, tăng cường vị thế và trách nhiệm của cơ quan này khi thực hiện chức năng kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Điều 122 dự thảo quy định, Kiểm toán Nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Tổng kiểm toán Nhà nước là người đứng đầu Kiểm toán Nhà nước, do Quốc hội bầu. Nhiệm kỳ của Tổng kiểm toán Nhà nước, tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của kiểm toán Nhà nước do luật định. Nhất trí với quy định này, một số đại biểu cho rằng, chức danh Tổng kiểm toán là do Quốc hội phê chuẩn vì vậy nên thực hiện theo nhiệm kỳ của Quốc hội.

Một số đại biểu đề nghị làm rõ phạm vi, quyền quyết định của Quốc hội đối với chính sách tài chính tiền tệ quốc gia; vấn đề phân cấp trong quản lý ngân sách trung ương và ngân sách địa phương và một số quy định khác tại dự thảo.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.