Năm kiến nghị cải thiện môi trường kinh doanh

Doanh nghiệp muốn dễ dàng tiếp cận vốn ngoại tệ, đất đai (trong ảnh: DN sản xuất ôtô) Ảnh: Hồng Vĩnh
Doanh nghiệp muốn dễ dàng tiếp cận vốn ngoại tệ, đất đai (trong ảnh: DN sản xuất ôtô) Ảnh: Hồng Vĩnh
TP - Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giảm rào cản gia nhập thị trường, kiên trì thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô…

> Cảnh báo xu hướng chuyển vốn đầu tư

Doanh nghiệp muốn dễ dàng tiếp cận vốn ngoại tệ, đất đai (trong ảnh: DN sản xuất ôtô) Ảnh: Hồng Vĩnh
Doanh nghiệp muốn dễ dàng tiếp cận vốn ngoại tệ, đất đai (trong ảnh: DN sản xuất ôtô). Ảnh: Hồng Vĩnh.
 

Đây là những khuyến nghị mà nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đưa ra tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam ngày 2-12 tại Hà Nội.

Các doanh nghiệp đưa ra năm khuyến nghị với Chính phủ. Đó là: Đối xử bình đẳng hơn giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn nước ngoài; Nâng cao tính minh bạch và dễ dàng tiếp cận các văn bản luật, kế hoạch, số liệu thống kê; Tiếp tục cải thiện và đơn giản hóa thủ tục hành chính; Thời gian chuẩn bị, thương lượng và trả các loại thuế ngắn hơn; Cải thiện hệ thống thông tin, viễn thông và năng lượng.

Theo ông Alain Cany, Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu (EuroCham) tại Việt Nam, Hà Nội và TPHCM thường yêu cầu thời gian nhiều hơn để có được kết quả phê duyệt trong cấp phép đầu tư. Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư coi việc đối xử giữa các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước là như nhau, nhưng sự phân biệt đối xử vẫn tồn tại trong một số thủ tục cấp phép.

“Doanh nghiệp nước ngoài vẫn tiếp tục đối mặt với những vấn đề về tham nhũng liên quan việc xin giấy chứng nhận đầu tư, phê duyệt pháp lý, nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Việt Nam không chỉ cần cam kết thực hiện cải cách hành chính trên toàn quốc mà phải cam kết tăng cường các tiêu chuẩn đạo đức của cán bộ công chức tại tất cả các cấp”, đại diện EuroCham kiến nghị.

Theo ông Christopher Twomey, Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ (AmCham) tại Việt Nam, nếu không giải quyết những vấn đề căn bản thuộc lĩnh vực quản lý doanh nghiệp nhà nước thì sự phát triển của Việt Nam sẽ còn gặp nhiều thách thức. Đại diện Phòng Thương mại Úc tại Việt Nam, ông Brian O’Reilly, cho rằng Việt Nam nên xem xét lại việc loại bỏ ưu đãi cho những đối tượng trong khu công nghiệp và ưu đãi cho việc mở rộng hoạt động của doanh nghiệp.

Ông Twomey cho rằng, vấn đề cải thiện cơ sở hạ tầng Việt Nam suốt 6 năm qua được nêu ra tại các kỳ Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, nhưng vẫn còn bất cập và chậm trễ trong phát triển dự án cơ sở hạ tầng then chốt, đặc biệt là các tuyến cầu đường liên tỉnh.

Trao đổi với PV Tiền Phong bên lề diễn đàn, ông Trần Hữu Huỳnh, Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam, cho biết: Doanh nghiệp đưa ra 2 loại kiến nghị, một nhóm nhằm giúp thị trường vận hành hiệu quả hơn, còn nhóm kia liên quan quản lý của nhà nước, giúp giảm chi phí cho doanh nghiệp, cơ hội kinh doanh được hiện thực hoá nhanh hơn.

Có nhiều kiến nghị năm nào cũng lặp lại do nhiều vấn đề, do quan điểm, nhận thức, đôi khi do lợi ích và cả khả năng vận hành không hiệu quả của cả hệ thống, ông Huỳnh nói.

Tại diễn đàn, đại diện nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đánh giá: Các nhóm vấn đề ít được cải thiện nhất năm 2011 là: Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống hàng giả, hàng nhái; khả năng tiếp cận ngoại tệ; quản lý kinh tế vĩ mô và tiếp cận đất đai.

Sau nhiều năm liền có vị trí cao, quản lý kinh tế vĩ mô (quản lý lạm phát, điều hành tỷ giá…) lần đầu tiên bị các doanh nghiệp xếp vào nhóm 3 lĩnh vực đáng lo ngại nhất của môi trường kinh doanh năm nay.

Đất đai và thuế cũng là hai lĩnh vực mà các doanh nghiệp khảo sát năm nay đánh giá ít có sự chuyển biến nhất. Chỉ có 17,1% doanh nghiệp đánh giá năm vừa qua các quy định và thủ tục về đất đai thông thoáng hơn, tiếp cận đất đai dễ dàng hơn. Có 20,9% doanh nghiệp đánh giá thời gian chuẩn bị, thương lượng và trả các loại thuế ngắn hơn.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Đặc sắc giải đua vỏ lãi
Đặc sắc giải đua vỏ lãi
TPO - Với 11 đội nam và 6 đội nữ, hơn 120 vận động viên tranh tài quyết liệt tại giải bơi vỏ lãi vùng đồng bào dân tộc thiểu số Cà Mau, hoạt động chào mừng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.