Nam Cực trở thành cây cầu giúp khủng long lang thang giữa các lục địa

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Các nhà nghiên cứu tiết lộ hộp sọ sauropod gần 100 triệu năm tuổi được phát hiện ở Úc có thể cho thấy khủng long đã lang thang khắp Nam Cực.
Nam Cực trở thành cây cầu giúp khủng long lang thang giữa các lục địa ảnh 1

Hình ảnh minh họa tái tạo hộp sọ sauropod được phát hiện ở Úc, mà các nhà cổ sinh vật học cho rằng thuộc về loài Diamantinasaurus matildae

Hộp sọ sauropod gần như hoàn chỉnh này thuộc về một loài có tên là Diamantinasaurus matildae. Sauropoda được biết đến với chiếc cổ cực dài, với cổ của một con khủng long dài hơn cả một chiếc xe buýt trường học . D. matildae cũng là một titanosaur, nhóm khủng long sauropod duy nhất sống cho đến cuối kỷ Phấn trắng (145 triệu đến 66 triệu năm trước) trước khi khủng long nonavian bị tuyệt chủng.

Các nhà cổ sinh vật học đã khai quật mẫu vật này vào năm 2018 từ một trang trại cừu ở phía tây bắc Winton, thuộc Queensland, Australia và đặt tên cho nó là "Ann". D. matildae dài bằng một sân tennis (23,77 m) và nặng khoảng 25 tấn, gấp ba lần Tyrannosaurus rex . Các hóa thạch trông rất giống với xương được khai quật ở Argentina, khiến các nhà nghiên cứu nghĩ rằng sauropod đã di chuyển giữa Nam Mỹ và Úc, qua Nam Cực.

Nam Cực thời không có băng

Ở kỷ Phấn trắng, Nam Cực được bao phủ bởi những khu rừng và thảm thực vật tươi tốt. Các nhà khoa học đã biết rằng sauropod đi lang thang trên vùng đất lạnh giá hiện nay, sau khi hóa thạch khủng long cổ dài đầu tiên ở Nam Cực được phát hiện vào năm 2011.

Một số nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết rằng những con vật khổng lồ này đã sử dụng Nam Cực để bắc cầu tới các lục địa. Vào thời điểm đó, Úc, New Zealand, Nam Cực và Nam Mỹ đã hợp nhất và tạo thành phần còn lại cuối cùng của siêu lục địa Gondwana, theo Bảo tàng Úc.

Trong một nghiên cứu được công bố ngày 12/4 trên tạp chí Royal Society Open Science, các nhà nghiên cứu đã so sánh hộp sọ sauropod được bảo quản tốt nhất cho đến nay ở Úc với những hộp sọ khác trên khắp thế giới.

Sử dụng các bản quét chi tiết hài cốt của Ann, nhóm đã phát hiện ra những điểm tương đồng đáng chú ý với hộp sọ Sarmientosaurus được phát hiện ở tỉnh Chubut ở miền nam Argentina và được mô tả trong một nghiên cứu năm 2016 trên tạp chí PLOS One. “Những điểm tương đồng này bao gồm các chi tiết của hộp não, xương hình thành phần cuối của hộp sọ gần khớp hàm và hình dạng của răng,” Poropat nói.

Các nhà nghiên cứu đã nghi ngờ rằng hai loài khủng long này có quan hệ họ hàng gần với nhau, nhưng cho đến nay, họ vẫn thiếu bằng chứng để chứng minh điều đó.

Theo nghiên cứu, hộp sọ khủng long là một phát hiện cực kỳ hiếm. Ngoài một vài chiếc răng, hộp sọ của Ann chỉ là hộp sọ sauropod thứ hai được tìm thấy ở Úc, sau khi phát hiện ra một phần hộp sọ vào năm 2016 thuộc loài D. matildae . Đó là bởi vì đầu của sauropod nhỏ so với kích thước cơ thể của chúng và được tạo thành từ những chiếc xương nhỏ, mỏng manh và bị phân hủy nhanh hơn so với các chi cứng cáp.

Bài báo này được đánh giá có nhiều chi tiết và chứa đựng nhiều thông tin. Sự giống nhau giữa các hộp sọ của loài khủng long đã hỗ trợ thêm giả thuyết rằng, khủng long khổng lồ đã di chuyển giữa Úc và Nam Mỹ vào giữa kỷ Phấn trắng, có lẽ là qua Nam Cực.

Theo Live Science
MỚI - NÓNG