Năm 2020: Hà Nội kín bãi chôn lấp rác

Bãi rác Nam Sơn sắp quá tải
Bãi rác Nam Sơn sắp quá tải
TP - Các bãi rác chôn lấp của Hà Nội đang phải hoạt động hết công suất, nếu không có giải pháp thay thế sẽ buộc phải đóng cửa bãi vào cuối năm 2020. 

Chỉ 3 ngày chặn xe rác vào Khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn (Bãi rác Nam Sơn), nhiều tuyến phố Hà Nội đã ngập rác. Thực tế, bãi rác Nam Sơn đang là bãi rác lớn nhất Hà Nội hiện nay, mỗi ngày tiếp nhận 4.500 - 4.700 tấn (trong tổng số khoảng hơn 6.000 tấn rác thải mỗi ngày của 
Thủ đô). 

Sở TN&MT Hà Nội cho biết, hiện nay, các bãi rác Hà Nội chủ yếu sử dụng phương pháp chôn lấp không hợp vệ sinh có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (không khí, nước, đất). Kết quả quan trắc môi trường không khí xung quanh các bãi rác có xu hướng gia tăng vượt quy chuẩn từ 1,2 - 1,5 lần cho phép. Tại các bãi chôn lấp, nước rỉ rác có chứa hàm lượng chất ô nhiễm cao gây ô nhiễm nước mặt và nước ngầm.

Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt của Ban đô thị, HĐND TP Hà Nội cho thấy, các bãi rác của Hà Nội đang hoạt động hết công suất và nếu không có giải pháp công nghệ thay thế, sẽ buộc phải đóng bãi vào cuối năm 2020. Song song với đó, các nhà máy xử lý rác bằng công nghệ đốt không phát điện đã lạc hậu, thường xuyên xảy ra hư hỏng.

Trưởng Ban đô thị HĐND TP Hà Nội Nguyễn Nguyên Quân cho biết, thành phố chủ yếu thực hiện chôn lấp rác thải (trên 80%), xử lý đốt chỉ chiếm trên 10%. Trước đây thành phố đã quy hoạch rất nhiều nhà máy thực hiện công nghệ đốt rác, nhưng việc xử lý công nghệ này chưa đạt kết quả mong muốn. Theo chủ trương, Hà Nội tiếp tục đầu tư các công nghệ hiện đại trong lĩnh vực này, đến nay đã phê duyệt 4 dự án để tổ chức thực hiện các công nghệ đốt rác để phát điện. 

Nhiều dự án đốt rác vướng mắc 

 Từ năm 2017, thành phố đã chỉ đạo tập trung kêu gọi đầu tư các nhà máy xử lý chất thải rắn theo công nghệ hiện đại, đốt, hoặc khí hóa, có thu hồi năng lượng để phát điện.

Đã có 5 dự án được thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư. Tuy nhiên, 2 dự án tại Khu xử lý chất thải Đồng Ké (huyện Chương Mỹ),  công suất xử lý 1.500 tấn rác thải/ngày-đêm và Phù Đổng (huyện Gia Lâm), xử lý 1.200 tấn rác thải/ngày-đêm, mới đang thực hiện các bước lập hồ sơ mời thầu, lựa chọn nhà đầu tư. Còn 3 dự án khác, thì chỉ có dự án Nhà máy Điện rác Sóc Sơn (NMĐRSS) trong bãi rác Nam Sơn có khả năng đạt tiến độ. 

Trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện Cty cổ phần Môi trường năng lượng Thiên Ý Hà Nội (Chủ đầu tư dự án NMĐRSS) cho biết, dự án đang thực hiện đúng tiến độ đề ra, dự kiến vận hành vào tháng 10/2020. Được biết, nhà máy có tổng mức đầu tư khoảng 8.000 tỷ, đầu tư công nghệ đốt rác tiên tiến nhất của Bỉ, áp dụng ở Việt Nam sau khi nghiên cứu kỹ về tính chất rác sinh hoạt ở nước ta. “Đảm bảo đốt được 100% rác mà không cần phân loại”, đại diện Cty nói.

Dự án Xử lý rác thu hồi điện Xuân Sơn (công suất 1.000 tấn/ngày-đêm, áp dụng công nghệ đốt rác phát điện, công suất 15,5MW, chủ đầu tư là liên danh Cty cổ phần Tập đoàn T&T và Hitachi Zosen Corporation - Nhật Bản) cũng đang bị chậm tiến độ.

Theo đại diện Tập đoàn T&T Group, hiện nay dự án nhà máy đốt rác phát điện Xuân Sơn mà tập đoàn này làm chủ đầu tư đang hoàn tất các thủ tục cần thiết để có thể khởi công vào tháng 3/2020. Đến nay, báo cáo tác động môi trường ĐTM của dự án đã được Bộ TN&MT thẩm định đang chờ phê duyệt. 

Sở TN&MT Hà Nội cho biết, hiện nay, các bãi rác Hà Nội chủ yếu sử dụng phương pháp chôn lấp không hợp vệ sinh có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (không khí, nước, đất). Kết quả quan trắc môi trường không khí xung quanh các bãi rác có xu hướng gia tăng vượt quy chuẩn từ 1,2 - 1,5 lần cho phép.

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.