Tuy nhiên, chuyên gia này không hé lộ thêm thông tin chi tiết về F/A-XX.
Mặc dù chưa được trang bị chính thức và đụng độ thực chiến, nhưng tính năng của máy bay PAK FA và J-20 có nhiều điểm ưu việt hơn so với dòng máy bay J-35 và F/A-18 của Mỹ. Hiện chỉ có F-22 được nhận định có đủ khả năng đương đầu với các đối thủ cùng thế hệ của Nga và Trung Quốc.
“Chúng ta có thể thấy các công nghệ được tích hợp trên máy bay PAK FA và J-20 rõ ràng họ đã có bước tiến công nghệ dài. Ưu thế công nghệ vượt trội của Mỹ đang dần bị bắt kịp”, chuyên gia quân sự Mỹ cho biết.
Tuy nhiên, việc phát triển F/A-XX là không dễ dàng khi cần kết hợp nhiều đặc tính cho phép máy bay vừa ưu thế trên không, lại mang được khối lượng vũ khí lớn để thực hiện các nhiệm vụ tấn công mặt đất. Với xu hướng phát triển vũ khí hiện tại, chuyên gia Mỹ nhận định, hướng phát triển F/A-XX sau này có thể tập trung vào khả năng áp chế phòng không, thay vì nhiệm vụ không đối đất đơn thuần như hiện nay.
Ông D. Majumdar nhận định, để mang được nhiều vũ khí, F/A-XX cần có khoang chứa vũ khí lớn làm tăng thể tích máy bay, trong khi vẫn phải đảm bảo khả năng tàng hình. Theo hướng này, việc các máy bay chiến đấu tương lai sử dụng nguyên tắc khí động “cánh bay” (không sử dụng cánh đuôi), nhưng thiết kế dạng này lại không thể bố trí khoang vũ khí dọc theo chiều dài thân máy bay để đảm bảo máy bay có thể hoạt động tốt ở dải tốc độ siêu âm. Ngoài ra, máy bay cũng cần có kết cấu thân thuôn dài, điều này đặt ra vấn đề kỹ thuật lớn chưa từng có tiền lệ trong các chương trình phát triển máy bay chiến đấu trong quá khứ.