Mỹ tham vọng thành cường quốc xuất khẩu LNG

Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters
TPO - Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Mỹ đang thực hiện lộ trình trở thành nước xuất khẩu khí đốt hoá lỏng (LNG) lớn thứ hai thế giới vào cuối năm 2022, sau Australia.

Theo báo cáo hàng năm về thị trường khí đốt của IEA, tổng sản lượng xuất khẩu LNG toàn cầu sẽ đạt 650 tỷ mét khối mỗi năm vào cuối 2022.

Trong số đó, Australia sẽ có khả năng xuất khẩu 117,8 tỷ mét khối khí LNG mỗi năm, tiếp theo là Mỹ, quốc gia chứng kiến sự gia tăng sản lượng của các mỏ khí đá phiến, với khoảng 90 tỷ mét khối mỗi năm.

“Vào giai đoạn cuối trong dự báo của chúng tôi, Mỹ sẽ đủ mạnh để thách thức Australia và Qatar về vị trí nhà xuất khẩu LNG số 1 toàn cầu”, báo cáo cho biết.

Mặc dù, công suất LNG mới đang được bổ sung để tạo dựng một thị trường nguồn cung khỏe mạnh và sẵn sàng thì nhu cầu lại đang giảm ở một số nước nhập khẩu lớn như Nhật Bản.

Với nhu cầu dự kiến đạt được 460 tỷ mét khối mỗi năm vào năm 2022, thị trường sẽ dư thừa khoảng 190 tỷ mét khối khí mỗi năm, điều này sẽ gây áp lực lên giá xăng và không khuyến khích đầu tư.

Hiện tại, giá LNG thấp đang làm cho các nhà xuất khẩu gặp khó khăn hơn và các đối thủ cạnh tranh nhau bằng việc nới lỏng những hợp đồng cứng nhắc điển hình đã thống trị hệ thống thương mại đường dài trong nhiều năm.

IEA cho biết: "Sự thay đổi này sẽ được đẩy mạnh hơn nữa bởi việc mở rộng xuất khẩu của Mỹ. Dù không gắn liền với bất kỳ địa điểm cụ thể nào nhưng việc đẩy mạnh mở rộng xuất khẩu này sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng tính thanh khoản và tính linh hoạt của các giao dịch LNG”.

Theo Qatar, tuần trước quốc gia này dự kiến tăng 30% sản lượng LNG tương đương 100 triệu tấn khí/năm (khoảng 140 tỷ mét khối mỗi năm) liên tục trong vòng 5 đến 7 năm tới. Đây là một thách thức đối với các nhà xuất khẩu khác.

Báo cáo của IEA đã không đánh giá tác động của kế hoạch mà Qatar dự kiến sẽ mở rộng thêm sức chứa sau kỳ dự báo của 2016-2022, Keisuke Sadamori, giám đốc thị trường năng lượng và an ninh của IEA, nói với các phóng viên.

Nhìn chung, IEA cho biết, sản lượng khí đốt toàn cầu sẽ tăng nhanh hơn dầu mỏ và than đá trong 5 năm tới, do giá thấp và nguồn cung dồi dào và thêm vào đó là xu hướng ưa chuộng khí đốt vì khí thải thấp hơn so với các nhiên liệu hóa thạch khác.

IEA cho biết nhu cầu khí đốt thế giới dự kiến sẽ tăng vào năm 2022. Hầu hết sự tăng trưởng dự kiến sẽ đến từ các nước đang phát triển, dẫn đầu bởi Trung Quốc.

Theo IEA, Mỹ, quốc gia sản xuất khí đốt lớn nhất thế giới, sẽ tăng sản lượng hơn bất kỳ quốc gia nào khác trong 5 năm tới. Đến năm 2022, sản lượng của Mỹ dự kiến sẽ chiếm 22% tổng sản lượng khí toàn cầu.

Theo Theo Reuters
MỚI - NÓNG