Mỹ: Hệ lụy khi chính phủ 'đóng cửa'

Người dân trưng biển hết tiền cho các dịch vụ công Ảnh: indianinthemachine
Người dân trưng biển hết tiền cho các dịch vụ công Ảnh: indianinthemachine
TP - Chính phủ Mỹ nếu bị 'đóng cửa' tạm thời vì luật ngân sách không được thông qua sẽ kéo theo nhiều hệ lụy xã hội và kinh tế. Lịch sử Mỹ đã ghi nhận nhiều giai đoạn chính phủ dừng hoạt động.

> Nguy cơ chính phủ Mỹ ngừng hoạt động cuối tuần

Người dân trưng biển hết tiền cho các dịch vụ công Ảnh: indianinthemachine
Người dân trưng biển hết tiền cho các dịch vụ công.
Ảnh: indianinthemachine.

Ngày 8-4, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói rằng, ông hy vọng thỏa thuận ngân sách sẽ đạt được trong ngày, nhưng thực tế không như mong đợi. Luật chi ngân sách cho chính phủ Mỹ hết hạn vào ngày 9-4.

Cái chết được báo trước

Cho tới ngày 8-4, các cuộc tiếp xúc bế tắc nhiều ngày vì các đảng viên Cộng hòa, những người bị tác động bởi đảng Trà bảo thủ đang được ủng hộ, muốn cắt ngân sách lớn hơn đảng Dân chủ. Các đảng viên Cộng hòa ở Hạ viện Mỹ muốn cắt giảm 61 tỷ USD trong thời gian từ nay tới hết năm tài khóa kết thúc vào ngày 30-9, nên tìm cách sử dụng dự thảo ngân sách để làm hỏng các ưu tiên chính sách của đảng Dân chủ.

Đảng Dân chủ chấp nhận mức cắt giảm hơn 33 tỷ USD so với mức năm trước, nhưng nói rằng, quy mô cắt giảm sẽ cản trở quá trình phục hồi kinh tế vừa đạt được thành tựu bước đầu kể từ sau cuộc khủng hoảng năm 2008 của Mỹ.

Có ý kiến cho rằng, hai đảng mâu thuẫn về tư tưởng, khi các đảng viên Cộng hòa kêu gọi cắt giảm ngân sách cho hoạt động nạo phá thai và bảo vệ môi trường, trong khi đảng Dân chủ muốn duy trì ngân sách cho những hoạt động này. Ông Obama khẳng định chính phủ hai năm qua nỗ lực cứu vãn nền kinh tế Mỹ, và sợ nếu chính phủ bị đóng cửa thì những dấu hiệu phục hồi sẽ biến mất.

Kể từ khi đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Thượng viện Mỹ năm 2010, tin đồn về việc chính phủ sẽ phải đóng cửa lan khắp hành lang quyền lực ở Washington. Năm ngoái, Quốc hội Mỹ bị chia rẽ không thể thông qua ngân sách cho năm 2011. Thay vào đó, họ đồng ý giữ mức chi tiêu của chính phủ bằng với mức của năm 2010 cho tới ngày 4-3 bằng cách thông qua một “nghị quyết tiếp tục” (continuing resolution). Khi hạn chót sắp tới, Quốc hội tiến gần hơn tới một thỏa thuận.

Nhưng khoảng cách giữa hai đảng càng rộng ra sau khi đảng Trà mới được bầu cử và được hậu thuẫn yêu cầu Chủ tịch Hạ viện John Boehner cắt giảm ngân sách cho năm 2011 nhiều hơn so với mức ông này đề xuất ban đầu.

Không thể đạt được thoả thuận, Quốc hội thông qua một loạt biện pháp ngân sách tạm thời, trong đó bao gồm các khoản cắt giảm đáng kể, nhưng cũng đẩy chính phủ tới nguy cơ phải đóng cửa sau ngày chính sách tạm thời hết hạn mà chưa có thoả thuận mới nào được thông qua. Hạn chót hiện nay là ngày 8-4. Nếu cả Thượng viện và Hạ viện không thể thông qua dự thảo ngân sách, chính phủ Mỹ sẽ phải đóng cửa.

Một số đảng viên đảng Trà muốn tận dụng vị thế chính trị mới của mình. Họ coi việc chính phủ phải đóng cửa là cách để bẻ chính sách theo ý muốn của mình, và còn được chỉ trích chính phủ hoạt động không hiệu quả. Đối với các đảng viên Dân chủ, những vụ chính phủ phải đóng cửa gần đây, dẫn đầu bởi các đảng viên Cộng hoà trong thời Clinton, đều có tác dụng khá tốt.

Đảng Cộng hòa bị chỉ trích vì những tác động tiêu cực của tình trạng chính phủ đóng cửa, bị cho là những kẻ ích kỷ và tầm thường. Nhiều nhà bình luận cho rằng, tình trạng đóng cửa chính phủ năm 1995 và 1996 chính là lý do giúp ông Bill Clinton giành chiến thắng dễ dàng tại cuộc bầu cử tổng thống năm 1996.

Đóng cửa vẫn tốn tiền

Một luật thông qua năm 1870 cấm chính phủ hoạt động nếu luật ngân sách chưa được thông qua, trừ trường hợp đặc biệt. Trường hợp đặt biệt được áp dụng trong các dịch vụ cơ bản, như an ninh quốc gia, kiểm soát không vận, dịch vụ y tế nội trú, dịch vụ y tế ngoại trú khẩn cấp, trợ giúp thảm họa, nhà tù, vay ngân hàng, thu thuế và sản xuất điện.

Hoạt động quân sự của Mỹ ở Iraq, Afghanistan và Libya sẽ không bị ảnh hưởng. Quốc hội và tổng thống cũng là ngoại lệ vì nguồn tiền cho hoạt động của họ được quy định trong hiến pháp.

Chính phủ Mỹ bị đóng cửa gần đây nhất vào năm 1995 vì bất đồng giữa đảng Cộng hòa và chính quyền Bill Clinton. Sự việc kéo dài 20 ngày, ước tính đã kéo nền kinh tế Mỹ đi xuống một điểm phần trăm trong một quý của năm đó. Tình trạng chính phủ đóng cửa không phải hiếm.

Chính phủ Mỹ đóng cửa tới 10 lần trong thời của Tổng thống Carter và Reagan. Thời Clinton, chính phủ bị đóng cửa 26 ngày, các dịch vụ dành cho cựu chiến binh bị dừng, dịch vụ công viên quốc gia đóng cửa tại 368 địa điểm, các trung tâm phòng chống bệnh tật dừng kiểm soát bệnh và công tác dọn rác thải độc hại cũng bị treo.

Hơn 30.000 đơn xin visa tới Mỹ bị dồn lại mỗi ngày và 200.000 hồ sơ xin cấp hộ chiếu nằm im trên bàn. Giống các bộ khác, Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ phải quyết định dịch vụ nào tại các đại sứ quán ở nước ngoài là “cơ bản”, nhưng có thể họ sẽ đóng cửa hay hoạt động với lực lượng rất mỏng.

Tuy nhiên, dịch vụ hải quan và nhập cư tại các sân bay và biên giới của Mỹ vẫn tiếp tục hoạt động. Không có bệnh nhân mới nào được đăng ký tham gia những ca thử nghiệm nghiên cứu lâm sàng tại Viện Y tế Quốc gia. Đường dây nóng tư vấn bệnh tật cũng không có ai nhấc máy. Hồ sơ liên quan tới rượu, thuốc lá và vũ khí không được xem xét.

Đội tuần tra biên giới tạm nghỉ, công tác tuyển dụng công chức và quản lý trẻ phạm tội cũng như tất cả đài tưởng niệm quốc gia ở Washington DC tạm thời không hoạt động. Những thắc mắc về thay đổi địa chỉ, séc bị mất, tuyển dụng hay các vấn đề tương tự không được giải đáp trong thời gian này. Công chức nhà nước trong thời gian này nếu bị phát hiện trốn ra ngoài làm thêm sẽ bị phạt 5.000 USD, hoặc bóc lịch 2 năm.

Hầu như một chính phủ bị đóng cửa đều cho viên chức nghỉ. Họ thường bị treo lương rồi sau đó nhận bù, dù họ không cống hiến gì trong thời gian này. Điều này dẫn tới thực tế buồn cười: đóng cửa chính phủ cũng rất tốn kém.

Các khoản tiền phạt và lệ phí không được thu, dịch vụ du lịch tại các công viên quốc gia phải dừng, còn nhiều người được trả lương dù không làm gì. Những hệ quả kéo theo đối với nền kinh tế khó có thể lượng hoá được. Chi phí ước tính cho giai đoạn chính phủ Mỹ đóng cửa năm 1995 và 1996 là gần 1,3 tỷ USD.

Thái An

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG