Mỹ 'đứng sau' cuộc xung đột Thổ Nhĩ Kỳ - Kurd Syria?

Lực lượng dân quân người Kurd và lính Mỹ có mặt tại thị trấn Darbasiya, Syria, gần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Reuters
Lực lượng dân quân người Kurd và lính Mỹ có mặt tại thị trấn Darbasiya, Syria, gần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Reuters
TPO - Các chuyên gia cho rằng, nếu Mỹ tôn trọng cam kết cắt đứt nguồn cung cấp và hỗ trợ cho lực lượng quân quân người Kurd, Thổ Nhĩ Kỳ đã không khởi động cuộc xung đột ở biên giới với Syria.

RT dẫn lời cựu Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Yasar Yakis cho biết, chính sách của Mỹ đối với người Kurd là một động lực quan trọng thúc đẩy Thổ Nhĩ Kỳ mở cuộc tấn công vào Afrin, thuộc biên giới phía bắc Syria.

Ông Yakis nhấn mạnh, Ankara nhiều lần ngăn cản Washington can thiệp, đào tạo và cung cấp đạn dược cho người Kurd, bởi đảng Công nhân Kurd (PKK) bị Thổ Nhĩ Kỳ liệt vào danh sách khủng bố.

Nhà ngoại giao quan ngại, với tình hình hiện tại, khi Tổng thống Recep Erdogan cam kết mở rộng tấn công quân sự ở Afrin (mở rộng tới Manbij), Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thu hút Mỹ, kéo theo đụng độ là không thể tránh khỏi. Theo ông, nguy cơ này “không thể chấp nhận trong liên minh”.

Cùng ý kiến với ông Yakis, Joshua Landis – giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Đông tại Đại học Oklahoma (Mỹ) – nhận xét, mối quan hệ giữa hai đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trở nên tồi tệ hơn trong những năm gần đây.

“Mỹ đã bắt đầu gạch tên Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi tư cách là một đối tác và đồng minh an ninh trong khu vực. Trong khi, Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng cảm thấy Mỹ đang đi theo chủ nghĩa dân tộc Kurd ở Syria, Iraq, chống lại các mối quan tâm của Ankara”, ông Landis bình luận.

Theo chuyên gia, sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Mỹ, liên quan đến việc tạo ra lực lượng biên phòng, tập trung vào lực lượng người Kurd, và ý định duy trì sự hiện diện quân sự lâu dài ở Syria, là điều thực sự thúc đẩy Thổ Nhĩ Kỳ đi đến xung đột vũ trang.

Ông Landis cảnh báo, phản ứng của Ankara khiến Mỹ sẽ phải đối mặt với tình cảnh khó khăn đầy khắc nghiệt phía trước, còn người Kurd phải chịu sự bỏ rơi của Washington, buộc họ phải lựa chọn giữa hi sinh lực lượng ở Afrin nếu muốn xây dựng quyền tự trị ở miền đông Syria.

Xung đột Thổ Nhĩ Kỳ-Kurd trở nên trầm trọng sau thông tin Mỹ muốn xây dựng lực lượng an ninh biên phòng Syria hậu IS. Động thái nã pháo vào khu vực Afrin của Syria vào ngày 19/1, theo Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Nurettin Canikli, là thay cho tuyên bố khởi động chiến dịch quân sự chống lại khu vực do người Kurd kiểm soát.

Theo Theo RT
MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.