> Phó đô đốc Hải quân Mỹ mất chức vì đánh bạc bịp
“Việc hiện đại hóa vũ khí hạt nhân rất tốn kém, nhưng cần phải làm như vậy” – Creedon khẳng định như vậy sau khi giải thích rằng, việc nghiên cứu chế tạo và sản xuất những vũ khí mới, cũng như các phương tiện mang chúng là do sự lão hóa của kho vũ khí hạt nhân hiện nay.
Madeleine Creedon thậm chí chỉ ra rằng, việc xây dựng những lực lượng hạt nhân tin cậy, hiện đại hơn, cho phép Mỹ tiếp tục cắt giảm về số lượng.
Madeleine Creedon không nói tổng chi phí cần thiết để thực hiện chương trình. Tuy nhiên, theo ước tính của Trung tâm Henry L. Stimson, việc hiện đại hóa sẽ tiêu tốn của Mỹ khoảng 400 tỷ USD.
Trước hết, khi bàn về hiện trạng, lãnh đạo của Bộ Tổng tư lệnh chiến lược của Quân đội Mỹ, tướng Robert Keyler cho rằng, Mỹ chỉ mới nỗ lực tái tổ chức cơ cấu lực lượng kiềm chế hạt nhân chiến lược và các cơ sở hạ tầng kèm theo của mình”. Theo ông, quá trình này cần tới vài thập kỷ.
Các chuyên gia độc lập cũng chỉ trích cách tiếp cận của chính quyền Mỹ về vấn đề này sau khi chỉ ra khả năng kéo dài thời hạn hoạt động của các loại vũ khí trên, và điều này không cần phải tiêu tốn chi phí lớn như vậy.
Theo những chuyên gia này, phương pháp ít tốn kém sẽ hợp lý hơn trong điều kiện cắt giảm ngân sách đối với một số chương trình quân sự của Mỹ.
Trong tháng 6 năm nay, Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi Nga cắt giảm 1/3 kho vũ khí hạt nhân của cả hai nước. Đáp lại, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo Moscow đồng ý với việc cần thiết phải cắt giảm vũ khí chiến lược, nhưng cho rằng việc này cần phải được áp dụng với tất cả các thành viên của câu lạc bộ hạt nhân. Theo ông, hiện không chỉ Mỹ, mà còn có các quốc gia khác đang tích cực hoàn thiện vũ khí tấn công của mình. Theo quan điểm của nhiều nhà phân tích, ông Obama dường như khó đi vào lịch sử như một người góp phần vào việc giảm đáng kể vũ khí hạt nhân. |
Quế Sơn
Theo vz.ru/ITAR-TASS